Hiện nay, tình trạng học sinh đi xe gắn máy phân khối lớn đến trường, chạy xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, hay đi xe hàng hai, hàng ba, vừa điều khiển xe vừa nô đùa... vẫn còn khá phổ biến trên địa bàn TP Quy Nhơn.
|
Tan trường, các bạn học sinh thường tụ tập trước cổng trường chuyện trò, hoặc rủ nhau đi từng nhóm, gây ùn tắc giao thông (ảnh chụp ngày 6.2.2012, trên đường Trần Cao Vân).
Cứ vào thời điểm tan trường, nhiều học sinh không về ngay mà tụ tập thành nhóm trên lòng đường cạnh cổng trường để chuyện trò hay chờ bạn đi về chung, làm cản trở lưu thông trên nhiều tuyến đường vào giờ tan tầm. Đáng nói hơn, đã có nhiều trường hợp học sinh chọn lúc tan trường để giải quyết mâu thuẫn, cãi nhau, thậm chí đánh nhau trước cổng trường, vừa làm mất an ninh trật tự vừa ảnh hưởng đến an toàn giao thông. Tại một số tuyến phố chính như: Trần Cao Vân, Lê Hồng Phong, Nguyễn Huệ, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Thái Học…, người tham gia giao thông rất lo ngại và bức xúc bởi nhiều tốp học sinh đầu trần, chở hai, chở ba trên những chiếc xe máy, kể cả xe đạp điện dễ gây tai nạn cho mình và cho người tham gia giao thông khác.
Có mặt trước một số trường THPT ở TP Quy Nhơn vào giờ tan học, tôi bắt gặp hình ảnh học sinh đi hàng hai, hàng ba; đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định khá phổ biến. Cách Trường THPT Quy Nhơn (đường Nguyễn Thị Minh Khai) vài trăm mét, tôi bắt chuyện với một học sinh đi xe máy phân khối lớn. Em này cho biết: Nhà trường không cho phép đi học bằng xe máy, nhưng tụi em gửi xe bên ngoài, cách cổng trường vài chục mét rồi mới vào trường nên thầy, cô khó biết được…”.
Tại giao điểm Nguyễn Thái Học - Diên Hồng, chúng tôi bắt gặp hình ảnh các nữ sinh mặc trang phục thể dục với logo sau áo là học sinh Trường THPT Trưng Vương vừa đi đường, vừa đùa giỡn trên xe như chỗ không người...
Nghị định 34/2010 NĐ-CP của Chính phủ nêu rõ: người ngồi trên xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm hoặc không cài mũ đúng quy cách bị phạt từ 100 ngàn đến 200 ngàn đồng. Nếu trường hợp người vi phạm dưới 16 tuổi và là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì tạm giữ xe 10 ngày trước khi ra quyết định xử phạt. Tuy nhiên, thực tế tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông vẫn ở mức cao. Có thể nói, những hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ của các em hiện nay chủ yếu xuất phát từ ý thức chấp hành pháp luật chưa cao.
Thiết nghĩ, để đảm bảo an toàn cho con em mình khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy, xe đạp điện, các bậc phụ huynh và gia đình khi mua xe cho con, nên trang bị đầy đủ cho các em những kiến thức liên quan và nhất thiết phải tuân thủ những quy tắc sử dụng xe cho đúng, hiệu quả và an toàn. Song song đó, ngành chức năng phối hợp với nhà trường tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về giao thông cho học sinh; xử lý nghiêm đối với những trường hợp không chấp hành Luật Giao thông đường bộ khi lưu thông bằng xe đạp điện.
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?