Hơn 16 kg sừng tê giác, 796.500 viên ma túy tổng hợp và các hàng hóa bị thu giữ hay các vật dụng trang bị cho cán bộ đang được trưng bày tại Bảo tàng Hải quan Việt Nam.
Cận cảnh sừng tê giác, thuốc kích dục trưng bày tại HN |
Bảo tàng Hải quan (tại Tổng cục Hải quan, đường Dương Đình Nghệ, Hà Nội) đang lưu giữ, trưng bày nhiều tài liệu, hiện vật độc đáo liên quan đến hoạt động giao thương quốc tế của Việt Nam trong nhiều thế kỷ và chặng đường 70 phát triển Hải quan Việt Nam.
Trong số đó có những tang vật do lực lượng Hải quan thu giữ được trong công tác chống buôn lậu như: 1.403 viên kim cương (trị giá 6 tỷ đồng) không khai báo Hải quan bị thu giữ tại sân bay Tân Sơn Nhất, 2 chiếc đèn cầy được làm bằng ma túy Phemetrazine và Ephedrine với trọng lượng 4kg; 796.500 viên thuốc Ferimins (thuốc gây nghiện), cùng vô số hiện vật là hàng lậu bị Cục Chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan thu giữ.
Nơi đây còn trưng bày hiện vật của cán bộ kiểm soát Hải quan đã hy sinh khi làm nhiệm vụ, chiến đấu chống lại tội phạm buôn lậu có vũ trang.
Hiện vật được trưng bày theo 3 chủ đề: "Thuế quan trước năm 1945", "Hải quan từ 1945-1986" và "Hiện đại hóa Hải quan từ 1986 đến nay"
Bảo tàng được khánh thành ngày 24.2.2015
Được Trung tâm Nghiên cứu và phát huy giá trị di sản văn hóa tư vấn về nội dung dựa trên ý tưởng đồ họa của chuyên gia Pháp Patrik Hoarau, dự án đã tạo một phong cách lạ. Điểm khác biệt đối với các bảo tàng thông thường là dùng không gian bên trong container làm nơi trưng bày.
Sừng tê giác nhập khẩu trái phép qua sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
Gói cần sa cùng một số viên ma túy tổng hợp bị bắt giữ trong vụ nhập khẩu trái phép 796.500 viên thuốc Ferimins qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
Thuốc kính dục và vũ khí nhập lậu qua cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn
Trang bị áo giáp chống đạn (chống được đạn súng AK47, được sản xuất tai Israel) cùng mũ sắt bảo vệ cho lực lượng hải quan kiểm soát chống buôn lậu..
Hàng loạt đồ cổ, giả cổ từng buôn lậu ra vào Việt Nam
Camera quan sát tại sân bay Nội Bài từ 2000 – 2010
Thuấn trang bị cho cán bộ chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan Trung ương, dùng để tìm, phát hiện đồ được chôn giấu trong vườn
Các con dấu qua các thời kỳ hình thành và phát triển của Tổng cục Hải quan
Các tủ, bục... tượng trưng cho các container, thùng hàng tại kho bãi, được lấy cảm hứng từ bối cảnh công việc hàng ngày của cán bộ hải quan làm việc trực tiếp với hàng hoá, cảng biển, cảng hàng không và cảng trên bộ.
Đại diện bảo tàng cho biết, quy mô vẫn còn nhỏ (chỉ 160m2). Sau khi có kế hoạch mở rộng, sẽ đề xuất mở cửa tự do cho người dân vào xem
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!
- Tỉnh nào của Việt Nam có thành phố nhiều hơn huyện?
- Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất nhì thế giới, nguyên nhân do đâu?
- Doanh nghiệp tại thành phố đông dân nhất Việt Nam có mức thưởng Tết Nguyên đán cao nhất, gần 2 tỷ đồng
- Mới nhất: Người dân muốn được thanh toán 100% BHYT cần nắm được xếp cấp 48 bệnh viện thuộc Bộ Y tế vừa công bố
- Ba năm Tam Tai không bằng một năm Thái Tuế, vậy Thái Tuế là gì? Năm Ất Tỵ 2025, tuổi nào phạm Thái Tuế?
- Từ 1/1/2025, công chức và viên chức nằm trong diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc 8 chính sách này
- Bỏ đếm giây đèn tín hiệu, nâng mức xử phạt vượt đèn đỏ lên 20 triệu đồng, nhiều người lo lắng, cục CSGT lên tiếng
- Mới nhất: Người dân muốn được thanh toán 100% BHYT cần nắm được xếp cấp 48 bệnh viện thuộc Bộ Y tế vừa công bố
- Virus HMPV là gì? Virus đang lây lan bệnh hô hấp tại Trung Quốc có nguy hiểm như Covid-19?
- Lừa đảo cận Tết ngày càng tinh vi, chủ tài khoản ngân hàng cần làm ngay việc này để tránh bị 'bay' sạch tiền
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 bắt đầu từ ngày nào?
- Khu đô thị nào có giá cao nhất Hà Nội, lên tới 113 triệu đồng/m2?