Hình ảnh về cầu Phú Mỹ (TP HCM) có khoảng hở lớn khiến nhiều người hoang mang. Nhà chức trách khẳng định đây là khe co giãn, nằm trong quy chuẩn thiết kế.
|
Trên Facebook tối 1/8 lan truyền bức ảnh và thông tin tại vị trí phần cầu chính Phú Mỹ và phần cầu dẫn có vết hở lớn. Kèm bức ảnh là chia sẻ: “Hiện trạng cầu Phú Mỹ sếp mình mới chụp hình được, cây cầu phần bê tông dưới bị nứt ra, rất dễ xảy ra tình trạng sụp cầu...” Hình ảnh và thông tin lập tức thu hút nhiều người xem và chia sẻ, gây hoang mang cho nhiều người về nguy cơ cây cầu này có thể bị sập bất cứ lúc nào.
Ngày 2/8, quan sát từ xa và chụp lại vị trí bị hở khiến người lần đầu thấy đều thấy lo lắng.
Hình ảnh vị trí hở nhìn từ phía quận 2.
Đoạn nối giữa phần dây văng và đường dẫn cầu Phú Mỹ nhìn từ phía quận 7.
Cận cảnh vị trí hở của cây cầu.
Khoảng hở này dài gần 1 m, mặt trên được che bằng tấm sắt dày.
Vị trí hở nằm giữa phần dây văng và phần đường dẫn cầu.
Trên mặt cầu, những tấm thép vị trí hở không có gì bất thường.
Trước thông tin gây hoang mang, Sở Giao thông Vận tải TP đã yêu cầu Công ty Cổ phần đầu tư Phú Mỹ - đơn vị xây dựng và quản lý khai thác cầu Phú Mỹ, phối hợp cùng các đơn vị liên quan kiểm tra kết cấu của cầu.
Anh Nguyễn Hồng Tân (công nhân công ty bê tông nằm bên vị trí hở cầu Phú Mỹ), cho biết: "Nhiều năm nay tôi đều thấy hiện trạng vị trí hở như vậy không thay đổi. Do xem qua hình, lần đầu tiên nhìn thấy nên khả năng lầm tưởng cây cầu như sắp gãy là rất lớn, khiến nhiều người hoang mang". Đại diện Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Phú Mỹ (PMC) cho biết, qua kiểm tra thực tế toàn bộ cây cầu thì vị trí vết nứt “nghiêm trọng” mà người dân phản ánh không phải sự cố, cũng như không ảnh hưởng đến kết cấu của cầu bởi đó là quy chuẩn trong thiết kế.
Dựa vào bản thiết kế cầu Phú Mỹ, tại vị trí giữa phần cầu chính (cầu dây văng) và phần cầu dẫn có một khoảng hở rộng 89 cm. Khoảng hở này được thiết kế để tạo sự co giãn cho kết cấu của cầu: nhằm tránh gây nứt mặt bê tông do ảnh hưởng từ nhiệt độ, môi trường thay đổi, sinh ra quá trình bê tông giãn nở... Kiểm tra thực tế, các đơn vị cho biết khoảng hở trên vẫn không thay đổi so với thiết kế trước đó. “Việc thiết kế khoảng hở lâu nay đã có rồi nhưng ít ai biết nên vì vậy, hình ảnh mà người dân chụp được không phải là sự cố và càng không làm ảnh hưởng đến sự an toàn của cây cầu”- đại diện PMC nhấn mạnh.
Cầu Phú Mỹ là cây cầu dây văng hiện đại nhất TPHCM nối quận 2 và 7. Cầu rộng 27 m, dài hơn 2.000 m, tĩnh không thông thuyền cao 45 m và được xem là biểu tượng của thành phố. Cầu được khởi công năm 2005 và hoàn thành vào dịp 2/9/2009, tổng mức đầu tư gần 3.000 tỷ đồng, do Công ty cổ phần đầu xây dựng Phú Mỹ làm chủ đầu tư theo hình thức BOT. Việc thiết kế cầu dây văng Phú Mỹ do tổ hợp nhà thầu nước ngoài (gồm các Cty của Đức, Pháp, Úc) thực hiện.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?