Nhiều tài xế vừa bấm kính xe xuống đã có tín hiệu đèn xanh nên ném vội tiền rồi cho xe lăn bánh. Bọn trẻ ùa ra nhặt, bất chấp ô tô phía sau tiến tới.
![]() |
Bất chấp nguy hiểm, khi xe dừng, những đứa trẻ này lao ra xin tiền tài xế |
Tại chốt tín hiệu đèn thị trấn Cai Lậy, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, khi đèn đỏ, một nhóm chừng 10-15 trẻ, gương mặt đen đúa, lem luốc, quần áo nhàu bẩn chia thành 2 nhóm ở 2 chiều xe, lao ra xin tiền tài xế. Nhiều tài xế vừa bấm kính xe xuống đã có tín hiệu đèn xanh nên ném vội tiền rồi cho xe lăn bánh. Bọn trẻ ùa ra nhặt, bất chấp ô tô phía sau tiến tới.
Khi xin được tiền, bọn trẻ chạy vào công viên gần đó đưa hết cho 2 người phụ nữ. Theo những người dân sống gần đó, 2 người phụ nữ này là mẹ của những đứa trẻ đến từ Campuchia.
Tình trạng trẻ ăn xin Campuchia cũng xuất hiện nhiều tại các chốt đèn tín hiệu giao thông ở TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang và tỉnh Long An.
Trước tình trạng này, UBND huyện Cai Lậy, UBND tỉnh Long An đã chỉ đạo công an phối hợp với Phòng LĐ-TB-XH thu gom các đối tượng đưa về Campuchia. Tuy nhiên, vài ngày sau lại thấy bọn trẻ xuất hiện.
Ông Nguyễn Minh Vỹ, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Tiền Giang, cho biết do có yếu tố nước ngoài nên khó xử lý các đối tượng này. Ở TP Mỹ Tho, các cơ quan chức năng đã đưa gần 20 trẻ em Campuchia ăn xin sống lang thang về trung tâm xã hội để nuôi. Tuy nhiên chỉ vài hôm, bọn trẻ phá khóa cửa bỏ trốn ra ngoài để đi xin tiếp. Tới đây, Sở Ngoại vụ sẽ có kế hoạch xử lý trẻ “cái bang ngoại”. Trước mắt, Sở LĐ-TB-XH sẽ phối hợp với cơ quan chức năng huyện Cai Lậy đưa “cái bang ngoại” ở các chốt đèn huyện Cai Lậy về trung tâm xã hội để nuôi dưỡng.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'


-
5 loại đất có thời hạn sử dụng không quá 50 năm theo quy định mới nhất, người dân cần đặc biệt chú ý
-
Chủ tịch xã được lựa chọn dựa theo tiêu chí nào khi sáp nhập xã, không còn cấp huyện?
-
Hơn 2 tháng nữa, thành phố cổ thứ 2 Việt Nam chỉ sau Hà Nội dự kiến sẽ không còn trên bản đồ hành chính
-
Loạt chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ cuối tháng 4/2025




-
Hơn 2 tháng nữa, thành phố cổ thứ 2 Việt Nam chỉ sau Hà Nội dự kiến sẽ không còn trên bản đồ hành chính
-
Thủ tục đăng ký biến động thay đổi quyền sử dụng đất do chia, tách, sáp nhập mới nhất
-
Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30/4 tại TP.HCM
-
Tỉnh có nhiều vàng nhất Việt Nam: Trữ lượng hơn 20 tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 Di sản thế giới
-
6 thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô lớn thế nào sau sáp nhập?
-
100% công chức cấp huyện chuyển về đâu sau sáp nhập? Đã có quyết định chính thức
-
Vài tháng tới, Việt Nam sẽ có sân vận động đạt chuẩn quốc tế?
-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển