Ngoài giá trị dinh dưỡng, hồng xiêm còn được dùng làm thuốc chữa bệnh.
|
Hồng xiêm (tên gọi khác là sa-pô-chê), là loại trái cây có mùi thơm hấp dẫn, chứa nhiều vitamin, khoáng chất đem lại giá trị dinh dưỡng rất cao.
Hồng xiêm chín rộ vào 2 đợt từ tháng 2-3 và tháng 8-9 hàng năm. Ngoài vai trò là trái cây thơm ngon, hấp dẫn, hồng xiêm còn có khá nhiều tác dụng dược lý.
- Vị ngọt tự nhiên của hồng xiêm rất ít chất sodium nên người bị bệnh huyết áp, tim mạch, bệnh thận có thể thoải mái thưởng thức loại trái cây này mà không lo bị dư thừa đường trong cơ thể.
- Với lượng canxi, photpho, các vitamin và khoáng chất giàu có, hồng xiêm cũng là lựa chọn tốt cho bà bầu và trẻ nhỏ. Bà bầu và trẻ nhỏ ăn hồng xiêm thường xuyên giúp phòng tránh được bệnh thiếu máu, thiếu canxi cùng các khoáng chất khác. Ngoài ra, lượng vitamin B5, B6, B3, B1... có trong hồng xiêm giúp cho hệ thần kinh phát triển, chống mỏi mệt và giúp giác ngủ được sâu hơn.
- Tuy nhiên, hồng xiêm khi chưa chín kỹ chứa nhiều chất tanin nên có vị rất chát. Người bị táo bón, trĩ tiêu hóa kém… lưu ý tuyệt đối không nên ăn, vì nếu ăn hồng còn nhựa, tình trạng táo bón của bạn sẽ ngày một nặng hơn.
Hiện nay, vì lợi nhuận, nhiều thương lái sẵn sàng sử dụng hóa chất độc hại để thúc chín hồng xiêm. Theo các chuyên gia, bột sắt và hóa chất thúc chín ép hồng xiêm rất độc hại. Người thường xuyên tiếp xúc với bột sắt có thể bị hen suyễn, viêm dạ dày, chóng mặt, suy thận… và dễ mắc ung thư.
Để tránh mua phải hồng ngâm hóa chất, người mua cần quan sát kỹ:
Về vỏ hồng xiêm: Quả hồng ngâm hóa chất vỏ thường trơn bóng, vàng thẫm và gần như không có tì vết. Trong khi đó, hồng xiêm chưa ngâm thì vỏ không nhẵn, nhiều quả có vân xanh qua lớp vỏ mỏng, màu vàng nâu nhạt hơn.
Về mùi vị: Hồng xiêm chín không ngâm thuốc thì có mùi thơm dịu, cát mịn, ăn có vị ngọt mát. Trong khi đó hồng xiêm ngâm hóa chất để chín ép, vị ngọt đậm và không có mùi vị đặc trưng của hồng xiêm.
Mách bạn cách dấm hồng xiêm ngon Hồng xiêm có hương thơm, vị ngọt nên nếu để chín cây sẽ bị dơi ăn hết. Vì vậy, khi thấy quả có vỏ nhẵn bóng, căng tròn, tai vểnh lên ở phần chóp thì nên hái về ngâm vào nước vôi trong khoảng 1-2 tiếng để ra hết nhựa mủ trắng. Sau khi vớt ra cho khô vỏ, cho quả vào chum, vại, đậy kỹ, có thể đốt hương để tạo mùi thơm đặc trưng cho quả. Sau khi dấm 1-2 ngày mùa hè và 4-5 ngày vụ xuân, mở thăm, lấy tay nắn nhẹ thấy quả núng tay là chín. Lưu ý, khi quả chín cần để ra ngoài, tránh dấm lâu quả chín quá thì thịt quả bị nẫu, ăn bị chua có vị rượu giảm chất lượng.... |
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!
- Ăn lẩu vào mùa đông cực ngon, nhưng ăn sai cách thì 'độc khủng khiếp', chẳng khác nào tự rước ung thư vào người
- Thiếu ngủ ảnh hưởng tồi tệ đến sức khỏe như thế nào? Nhìn hình ảnh sau 25 năm gây sốc
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Chọn tuổi xông nhà 2025 cần lưu ý gì? Tuổi xông đất hợp với 12 con giáp
- Công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc hàng loạt chế độ trợ cấp cực lớn này
- 'Khủng' nhất Việt Nam: Ai là người vừa được thưởng Tết Nguyên đán hơn 1,9 tỷ đồng?
- Tại sao năm Ất Tỵ 2025 Âm lịch lại có tới 384 ngày?
- Ngày đẹp trong tháng Chạp để làm những nghi lễ cuối năm quan trọng nhất trước khi Tết đến
- Trường hợp nào được đi xe máy lên vỉa hè mà không bị phạt từ 4-6 triệu đồng?
- Ba năm Tam Tai không bằng một năm Thái Tuế, vậy Thái Tuế là gì? Năm Ất Tỵ 2025, tuổi nào phạm Thái Tuế?
- Từ 1/1/2025, công chức và viên chức nằm trong diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc 8 chính sách này