Theo báo cáo mới nhất của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), tính đến ngày 30/6, cả nước ghi nhận 325 trường hợp mắc viêm não virus tại 31 tỉnh, thành phố.
Cả nước đã có 325 ca mắc bệnh viêm não virus |
Theo báo cáo mới nhất của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), tính đến ngày 30/6, cả nước ghi nhận 325 trường hợp mắc viêm não virus tại 31 tỉnh, thành phố.
Cho đến nay, đã có năm trường hợp tử vong do mắc viêm não virus, ở Gia Lai (2 trường hợp); Điện Biên (1 trường hợp); Bạc Liêu (1 trường hợp) và Hà Nội (1 trường hợp).
Theo thống kê của Cục Y tế Dự phòng, so với cùng kỳ năm 2013, số trường hợp mắc bệnh trong năm nay giảm 14%, tử vong giảm 54%. Khu vực miền Bắc có số mắc chiếm 65%, miền Trung 12%, miền Nam 17% và Tây Nguyên 4,4%.
Các tỉnh, thành phố có số mắc bệnh cao đứng đầu là Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp đến là Hà Nội, Quảng Ngãi, Thái Bình...
Báo cáo của Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy, đến ngày 30/6, Bệnh viện đã tiếp nhận điều trị 129 trường hợp viêm não virus (chiếm 40% số trường hợp bệnh nhân viêm não virus trên cả nước), 1 trường hợp tử vong.
Kết quả điều tra cho thấy số trường hợp mắc bệnh có tính chất rải rác, không có ổ dịch tập trung. Các trường hợp mắc bệnh chủ yếu ở nhóm trẻ dưới 15 tuổi (chiếm 84%), trong đó trẻ dưới 1 tuổi chiếm 15%.
Hiện nay, bệnh viêm não virus chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và mới chỉ có viêm não Nhật Bản là có vắcxin phòng bệnh.
Cục Y tế Dự phòng yêu cầu các đơn vị y tế thực hiện tốt việc giám sát phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, kịp thời khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch; tổ chức tốt việc cấp cứu, điều trị bệnh nhân để hạn chế di chứng và tử vong đồng thời chống lây chéo trong các cơ sở điều trị.
Với người dân cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh như thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi để hạn chế nơi trú đậu của muỗi, nên dời chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy.
Người dân khi đi ngủ cần mắc màn, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi trong các hộ gia đình. Các bậc phụ huynh không để trẻ em chơi gần chuồng gia súc, đặc biệt lúc chập tối đề phòng muỗi đốt.
Đối với các virus đường ruột, bệnh lây qua đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp, người dân cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, đảm bảo an toàn thực phẩm, thực hiện vệ sinh ăn chín, uống chín.
Đối với các chủng virus gây bệnh lây qua đường hô hấp, người dân cần thực hiện tốt việc cách ly người bệnh cũng như hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh và sử dụng các biện pháp phòng hộ như đeo khẩu trang khi chăm sóc người bệnh./.
Viêm não virus là bệnh nguy hiểm do nhiều loại virus gây nên trong đó virus viêm não Nhật Bản là một trong những tác nhân gây bệnh này.
Biểu hiện chính của bệnh là sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương. Trẻ em dưới 15 tuổi là những người có nguy cơ cao bị mắc bệnh.
Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng mùa dịch là vào các tháng mùa hè và đỉnh điểm là các tháng Sáu, Bảy, Tám.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Khởi tố, bắt giam ca sĩ Chi Dân và người mẫu Andrea Aybar
- Cô gái Việt duy nhất được nhà tiên tri mù Vanga dự đoán số phận là ai?
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?