Họ sung sướng mãn nguyện khi cảnh báo bố mẹ tôi sẽ không có người thắp hương.
Cái tục nhạo báng người khác khi sinh hai con gái đã trở nên cố hữu trong gia đình mà mọi người vẫn cho là gia giáo này của tôi chăng? (Ảnh minh họa). |
Câu chuyện về trọng nam khinh nữ vốn đã được mọi người gọi là câu chuyện muôn thuở, vì thế phải chăng nó sẽ mãi mãi tồn tại trong xã hội của chúng ta như một cái nhọt mủ âm ỉ làm đau người khác mà không thể lấy ra được?
Tôi có một câu chuyện muốn chia sẻ mọi người, xin được nói trước câu chuyện này chỉ là một trong rất nhiều những câu chuyện tôi đã phải bất đắc dĩ chứng kiến. Chính xác thì không nhằm mục đích xin lời khuyên, chỉ muốn bày tỏ cái suy nghĩ “ngớ ngẩn”, theo như một số người họ hàng trên lý thuyết đặt cho tôi, của đứa con gái 20 tuổi gián tiếp bị họ hàng coi thường vì mang tội là “con gái”.
Đám cưới của ông anh con bác tôi sắp diễn ra vào tuần sau và đám hỏi cũng chỉ còn mấy ngày nữa. Đúng lẽ ra bố tôi- em ruột bác sẽ là người nói chuyện gia đình và làm nhiệm vụ đưa dâu đón dâu vì ông bà nội chỉ sinh được 3 người con, 2 trai một gái. Để đám cưới này có thể được tiến hành, có thể nói bố tôi là người lao tâm khổ tứ không kém gì 2 bác. Một mặt cũng vì đây là đám cưới của con cháu ruột thịt đầu tiên, một mặt cũng vì anh là cháu đích tôn duy nhất của gia đình nên mọi người rất quan tâm và cẩn thận, chạy ngược chạy xuôi lo lót, bàn bạc mọi chuyện cùng 2 bác.
Kế hoạch lên sẵn như vậy nhưng khi tới gần ngày thực hiện thì “mấy người họ” trở nên lo lắng và yêu cầu bố mẹ tôi không được tham gia vào những công việc quan trọng nữa. Bố mẹ tôi rất ngạc nhiên khi biết vậy. Mọi người đổ xô vào nói rằng không phải đi đưa dâu, không phải vào khi dự ăn hỏi, không phải tới tiếp khách, hỏi ra thì mới biết lý do hết sức vô lý. Nếu như là vì chuyện gì khác thuyết phục hơn sẽ chẳng đáng để nói ra, nhưng đằng này lại là vì bố mẹ tôi sinh hai con gái. Vô phúc chăng?
Sao lại còn tồn tại những con người thiếu văn hóa và thiếu cả tình người trầm trọng đến như thế? Tôi có thể đánh giá họ thiếu văn hóa vì những suy nghĩ lạc hậu, cổ hủ lại được đem ra để đánh giá về cả một gia đình, hạ thấp và coi thường người khác. Họ thiếu cả tình người. Người xưa có câu “Gà cùng một mẹ chớ hoài cắn nhau”, nhưng đây là anh chị em trong cùng một gia đình, dòng họ mà lại hành xử với nhau chẳng khác người ngoài.
Chính từ miệng của những người mà tôi vẫn gọi là chú bác, cô chú phát ngôn ra đấy, với trạng thái hoàn toàn minh mẫn, không phải say khướt, họ hỉ hả khi chế nhạo bố mẹ tôi trước mặt mọi người, cho rằng mình đủ quyền hãnh diện khi sinh được những “con trai” cho gia tộc. Họ sung sướng mãn nguyện khi cảnh báo bố mẹ tôi sẽ không có người thắp hương. Cái tục nhạo báng người khác khi sinh hai con gái đã trở nên cố hữu trong gia đình mà mọi người vẫn cho là gia giáo này của tôi chăng? Họ nói một lần thì bố mẹ tôi cũng đủ đau rồi nhưng đây lại là nhiều lần và từ những cái miệng ngậm dao “phun” ra, chỉ trực chờ khiến bố mẹ tôi không chịu đựng nổi.
Sẽ có người thắc mắc rằng nếu bố mẹ không thương chính con mình mà còn ái ngại khi người khác nói vậy? Bố mẹ tôi đau là do bị chính những người cùng huyết thống với mình, những người mà họ vẫn luôn cho là gia đình chì chiết, vì thương cho chúng tôi phải nghe những ngôn từ ác khẩu của những người “thân” nói về mình. Là những đảng viên, bố mẹ tôi luôn có tư tưởng thoải mái về con trai, con gái, luôn tự hào về hai chị em tôi trong mọi thứ. Gia đình tôi lại hòa thuận, cũng không có bất cứ khó khăn hay phụ thuộc gì ai về kinh tế cả. Mạn phép được nói rằng đó đã là ước mơ của nhiều gia đình rồi.
Một con gái chăm ngoan, có hiếu thì hơn mười con trai nhưng phá hoại. (Ảnh minh họa).
Tôi tự thắc mắc tại sao họ lại phải làm như vậy? Cuối cùng tôi cũng tìm được 3 lý do mà mình cảm thấy là đúng nhất:
Thứ nhất: Họ thực sự là những con người bảo thủ, chậm tiến trong suy nghĩ, lạc hậu trong tư duy. Tôi dùng điều này để lý giải nhiều việc, giải thích về những lối suy nghĩ “chuẩn trong quá khứ” của họ mà với thời đại ngày nay thì đã “lệch chuẩn” rất nhiều rồi. Con gái sinh ra là từ thiện sao?
Tôi có đọc một bài báo nói rằng: Một con gái chăm ngoan, có hiếu thì hơn mười con trai nhưng phá hoại. Chắc chắn trong thời đại bây giờ, với những người có văn hóa sống văn minh, mọi người sẽ đồng tình với câu nói đó. Vậy thì việc họ đem cái “giới tính” ra để quyết định việc người này-người kia có phúc hay không đã thể hiện rõ cái nhận thức cổ hủ đó rồi.
Thứ hai: Do sự cổ xúy theo số đông, môi trường sống mà không giữ vững lập trường của mình. Tôi thấy khá nhiều trường hợp ông chồng động viên vợ khi mới sinh 2 con gái, nhưng rồi do môi trường xung quanh, đặc biệt từ phía gia đình nhà chồng mà hằn học, trách móc vợ để rồi nảy sinh mâu thuẫn. Điều này đáng lo ngại hơn cho những người phụ nữ bởi họ không thể đoán trước được. Hoặc là những cãi vã, mâu thuẫn sẽ xuất hiện và ngày một căng thẳng hơn nếu không có sự thông cảm cho nhau, gây rạn nứt trong gia đình, hoặc là dân số sẽ lại tăng.
Rồi những mâu thuẫn như vậy sẽ dẫn tới đâu? Gia đình mâu thuẫn không thể thông cảm để tự giải quyết với nhau ắt dẫn tới đổ vỡ. Đặc biệt, gần đây tôi có đọc một bài báo nói về vụ bố chồng tẩm xăng thiêu sống cả gia đình 6 người vì con dâu sinh 2 con gái. Đó chính là những hậu quả vô cùng đau xót cho những đứa trẻ, cho một gia đình mà nguyên nhân cũng bắt nguồn từ lời nói trêu chọc, châm kích từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Trên đây chỉ là một trong rất nhiều những bi kịch gia đình đã, đang và sẽ xảy ra nếu như chúng ta- những thế hệ tiếp bước không có những biện pháp để ngăn chặn.
Vẫn biết Nhà nước ta đã ban hành chế tài xử phạt những người nhạo báng, sỉ nhục, chế giễu người sinh con một bề, nhưng điều đó lại thật khó để xác định rõ ràng hành vi đúng-sai, do còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau: ngữ cảnh, giọng điệu, thái độ của người nói. Vì đây là vấn đề thuộc về nhận thức, nên chăng việc đầu tiên chúng ta làm là thay đổi ngay từ trong tư duy của mình, của mọi người xung quanh.
Xin được dừng những suy nghĩ miên man của tôi tại đây. Tôi viết lên những dòng này, bên cạnh việc vô cùng bức xúc vì gia đình bị lôi ra làm tiêu điểm để chế nhạo, còn muốn gửi tới người đọc một cách nhìn của riêng tôi với thông điệp: Hãy giúp thay đổi những suy nghĩ lạc hậu, cổ hủ đã thành lối mòn cũ kỹ không còn phù hợp với thời đại này. Khi mỗi người chúng ta thay đổi thì chính là cả xã hội thay đổi vì một cuộc sống văn minh hơn.
Mời bạn đọc gửi bài viết tâm sự, chia sẻ những clip, hình ảnh hay thắc mắc khó nói về tình yêu, hôn nhân đến chuyên mục Yêu và Sống và Kết nối. Mọi ý kiến chia sẻ bạn đọc có thể gửi về hòm thư: banbientap@xahoi.com.vn.
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- Phụ nữ thường xuyên đến 3 nơi này, phần lớn là 'không đứng đắn'
- Dù cha mẹ có tiền hay không, 4 loại thực phẩm này nên cho con ăn thường xuyên để bổ sung canxi và phát triển trí não
- Phụ nữ thông minh sẽ không tiếc tiền vào 3 việc này, dù giàu hay nghèo cũng phải ưu tiên
- Có thể thấy rõ một cặp đôi có thực sự yêu nhau hay không bằng cách nhìn vào ba nơi trong nhà!
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?