Bộ Y tế kết luận, vụ 3 cháu bé tử vong sau tiêm vắc xin viêm gan B tại Quảng Trị là chùm phản ứng do sốc phản vệ chưa rõ nguyên nhân.
Chương trình tiêm chủng phòng bệnh sẽ tiếp tục được triển khai để chủ động phòng ngừa bệnh tật cho trẻ em (Ảnh minh họa) |
Chiều 24/7, Hội đồng tư vấn sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế, Hội đồng tư vấn đánh giá phản ứng sau tiêm và các chuyên gia đầu ngành của Bộ Y tế đã có buổi họp kín dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến để bàn các vấn đề liên quan đến vụ việc 3 cháu bé tử vong sau tiêm vắc xin viêm gan B tại Quảng Trị.
Sau buổi họp kéo dài, đại diện phát ngôn của hội đồng, TS Nguyễn Văn Bình - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng đã có thông báo ban đầu với các cơ quan báo chí về tiến trình điều tra, giải quyết vụ việc. Theo đó, sau khi thảo luận, Bộ Y tế kết luận, vụ 3 cháu bé tử vong sau tiêm vắc xin viêm gan B tại Quảng Trị là chùm phản ứng do sốc phản vệ chưa rõ nguyên nhân. Sau vụ việc, Bộ Y tế đã có văn bản thông báo tạm dừng sử dụng trên toàn quốc với 2 lô vắc xin viêm gan B có liên quan đến phản ứng sau tiêm chủng nói trên. Tuy nhiên, các địa phương sẽ vẫn tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh theo lịch trong Dự án Tiêm chủng mở rộng để phòng bệnh chủ động cho trẻ em và cộng đồng.
Hiện tại, Bộ Y tế có công văn chỉ đạo Viện Kiểm định quốc gia về vắc xin và sinh phẩm y tế phối hợp với Cơ quan Cảnh sát điều tra thực hiện các xét nghiệm để sớm đưa ra kết luận về nguyên nhân các trường hợp này. Đồng thời, Bộ Y tế có công văn gửi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an phối hợp chỉ đạo các đơn vị chức năng liên quan để sớm tìm ra căn nguyên. Bộ Y tế cũng khuyến cáo các bậc cha mẹ tiếp tục đưa con em mình đi tiêm chủng các vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng vì đây là giải pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ trẻ chủ động phòng các bệnh truyền nhiễm.
Trước đó, trong buổi sáng cùng ngày, Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật TP Hà Nội phối hợp với Hội Y học Hà Nội đã tổ chức hội thảo “Sử dụng vắc xin chất lượng, an toàn và hiệu quả” để bàn các vấn đề có liên quan. PGS.TS Đỗ Sỹ Hiển, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và tư vấn về sức khỏe cộng đồng cho biết, cần phải nhìn nhận thực tế hơn về việc vắc xin đã gây ra nhiều trường hợp phản ứng nặng, sốc phản vệ và chỉ được cứu sống nhờ can thiệp hiệu quả, kịp thời. Đó là những tín hiệu để chúng ta cân nhắc và thận trọng hơn về an toàn tiêm chủng.
Theo PGS Đỗ Sỹ Hiển, việc Việt Nam vẫn đang sử dụng nhiều loại vắc xin thế hệ cũ phần nào ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và độ an toàn trong tiêm chủng. Đơn cử, Việt Nam vẫn sử dụng một số vắc xin thuộc thế hệ cũ như vắc xin ho gà toàn tế bào, vắc xin viêm não Nhật Bản sản xuất từ não chuột đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo không sử dụng. Hay như loại vắc xin “5 trong 1” Quinvaxem có liên quan đến nhiều ca tai biến tử vong cách đây vài tháng, buộc Bộ Y tế phải ra quyết định tạm ngừng sử dụng. Đây là loại vắc xin được phía Hàn Quốc tài trợ, cung cấp miễn phí cho Việt Nam trong chương trình tiêm chủng mở rộng, song ở chính nước sản xuất là Hàn Quốc thì họ cũng không sử dụng loại vắc xin này mà sử dụng vắc xin thế hệ mới vì an toàn hơn… Dù vậy, ông Đỗ Sỹ Hiển cũng khẳng định, ngay cả khi có loại vắc xin thế hệ mới nhất là vắc xin vô bào thì vẫn có khả năng gây ra phản ứng.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?