Dưới đây là những thông tin thiết thực liên quan đến bệnh sởi được Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn trả lời trong buổi giao lưu trực tuyến.
Một trong hàng nghìn hình ảnh xót xa của trẻ mắc bệnh sởi tại bệnh viện đang diễn ra hiện nay. |
- Nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân trẻ em tử vong nhiều trong dịch sởi năm nay ở Việt Nam là do biến chứng và dịch sởi năm nay độc hơn mọi năm. Giáo sư đánh giá thế nào về điều này?
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn: Vì không có dữ liệu khoa học nên tôi chưa thể kết luận. Tuy nhiên, qua theo dõi báo chí, các chuyên gia dịch tễ học trong nước cho biết virus sởi vẫn có cấu trúc gen như virus sởi mấy năm trước. Nói gì thì nói, nguy cơ tử vong vì sởi năm nay quá cao so với dịch sởi năm 2009-2010. Đã có hơn 100 trẻ em tử vong, và đó là một qui mô rất lớn, rất đáng quan tâm.
- Bệnh sởi đang có nhiều chuyển biến khó lường, vậy giáo sư và các đồng nghiệp đã tìm ra được căn nguyên và phương pháp để phòng ngừa hay chưa? Làm thế nào để kiểm soát dịch bệnh, tránh những biến thể gây hậu quả nghiêm trọng?
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn: Thật ra, những biến chứng được ghi nhận nằm trong con đường tấn công của virus sởi. Đầu tên, virus tấn công vào hệ thống hô hấp, họng, mắt mũi. Đối với trẻ yếu hay có bệnh khác thì có thể có biến chứng nguy hiểm khác. Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy khoảng 20-30% ca sởi sẽ bị viêm phổi hoặc viêm tai giữa. Với bệnh sởi, phòng bệnh là chính. Phòng bệnh kể cả giảm khả năng lây lan. Người mắc bệnh sởi phải được “cô lập” không tiếp xúc cơ thể với người không mắc bệnh ít nhất là 4 ngày sau khi mắc bệnh. Tuy nhiên, nhìn qua hình ảnh ở bệnh viện, tôi ngạc nhiên là thân nhân được tiếp xúc với nhiều bệnh nhân nằm gần nhau trong môi trường quá chật hẹp, và đây là một yếu tố nguy cơ lây lan rất cao.
GS Nguyễn Văn Tuấn, hiện đang công tác tại Viện Garvan, Úc
- Đã có quá nhiều trẻ chết do sởi. Xin ông cho biết những phương pháp hạn chế biến chứng khi mắc sởi?
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn: Thật ra, không có thuốc đặc trị cho bệnh sởi. Điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng, như giảm sốt, uống nhiều nước, nghỉ ngơi trong phòng tối để giảm sự phơi nhiễm của mắt. Nhiều bệnh nhân sởi, nhất là trẻ em, thiếu vitamin A. Thiếu vitamin A là một trong những yếu tố nguy cơ của sởi. Do đó, nhiều chuyên gia khuyến cáo rằng bổ sung vitamin A trong khi điều trị bệnh sởi có thể giảm nguy cơ tử vong.
- Kinh nghiệm xử lý khi dịch sởi đột ngột bùng phát là gì? Bộ Y tế nói do tính trung bình 5 năm chưa "đủ" con số để công bố dịch, như vậy có đúng không? Ở Úc người ta công bố dịch khi có bao nhiêu ca mắc bệnh?
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn: Tôi thấy lí giải của Bộ Y tế về con số 5 năm không được thuyết phục mấy. Thật ra, dịch sởi mới xảy ra vào năm 2009-2010 và cũng gần 8000 ca bệnh được ghi nhận, với nhiều đặc điểm giống như dịch sởi năm nay.
Ở Úc, bệnh sởi rất hiếm. Mỗi năm có vài ca bệnh, nhưng do “du nhập” từ nước ngoài. Do đó, họ không có nhu cầu để tuyên bố dịch. Tuy nhiên, ở Úc, bất cứ bệnh truyền nhiễm nào mà gây vài cái chết cho trẻ em thì cả hệ thống y tế vào cuộc một cách nghiêm chỉnh.
- Giáo sư đánh giá thế nào về cách ứng phó với dịch bệnh của Bộ y tế Việt Nam? Là người nghiên cứu y học nhiều năm, theo ông thì biện pháp ngăn chặn sự lan tràn bệnh dịch hữu hiệu nhất trong giai đoạn hiện tại là gì?
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn: Khách quan mà nói, hình như Bộ Y tế bị động và lúng túng trước tình trạng quá nhiều ca bệnh. Theo tôi thì không nên vin vào những con số như cao/thấp hơn 1% thì mới công bố, vì đối với gia đình có người tử vong những con số như thế rất phản cảm.
Ở Việt Nam, bệnh sởi mấy năm gần đây cứ “đến hẹn lại lên” theo chu kì 5-7 năm. Nhiều đặc điểm dịch sởi cho chúng ta vài bài học. Chẳng hạn như bệnh nhân sởi càng ngày càng cao tuổi hơn (khoảng 60% bệnh nhân tuổi 14 trở lên), và dịch thường xuất phát từ các tỉnh phía Bắc vùng biên giới. Những đặc điểm này cho thấy cần phải tập trung vào các “ổ dịch” và mở rộng chương trình chích ngừa cho các trẻ đến 14 tuổi (chứ không phải từ 9 tháng đến 9 tuổi như hiện nay).
- Ông có thể đưa ra lời khuyên cho những người có trách nhiệm trong ngành Y tế Việt Nam về việc phòng chống, hạn chế bệnh sởi trong tình hình hiện nay không? Vì trên thực tế bệnh này không hề thuyên giảm trong khi đó Bộ Y tế vẫn chưa công bố dịch?
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn: Tôi điểm qua những dịch sởi ở Việt Nam trước đây và đi đến đề nghị rằng cần mở rộng tuổi chích ngừa từ 9 tháng tuổi đến tuổi 14, cần phải chích 3 lần: một mũi lúc 9 tháng tuổi, 1 mũi lúc 1-2 tuổi, và 1 mũi lúc vào trường học.
- Thưa ông, có người nói rằng trẻ em Việt Nam đang không được quan tâm như trẻ em nước ngoài. Ông là người nhiều năm sống ở một quốc gia phát triển, vậy ông nhận xét thế nào về ý kiến này?
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn: Đúng là như thế. Nhưng tôi nghĩ khó mà so sánh sự chăm sóc sức khoẻ ở một nước có thu nhập 50 ngàn USD với một nước có thu nhập 2 ngàn USD. Cái nghèo dẫn theo nhiều khó khăn và trẻ em ở nước nghèo bị nhiều thiệt thòi.
- Sởi lây lan qua những đường nào, thưa Giáo sư?
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn: Bệnh sởi lây lan qua đường mũi, cổ họng và miệng của người bị nhiễm virus. Khi bệnh nhân ho hay hắt hơi cũng chính là lúc các virus được phóng ra ngoài, và những người không được chích ngừa dễ bị lây. Trong số những người không được chích ngừa sởi, 90% sẽ bị sởi nếu phơi nhiễm virus.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?