Sáng nay, 17/11, trao đổi với lãnh đạo nhiều cơ quan báo chí, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã hồi đáp lại các ý kiến không đồng tình về cách dạy lịch sử.
|
Sáng nay, 17/11, trao đổi với lãnh đạo nhiều cơ quan báo chí, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã hồi đáp lại các ý kiến không đồng tình về cách bố trí giảng dạy lịch sử như trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
5 vấn đề chưa đồng tình
Theo Ban Xây dựng chương trình, các ý kiến chưa đồng tình với Dự thảo chương trình tổng thể có thể tổng hợp lại thành 5 vấn đề.
Thứ nhất là cần đổi mới môn học Lịch sử/ giáo dục lịch sử theo tinh thần Nghị quyết 29 là chuyển từ tập trung trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh, phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh; Muốn vậy phải rất coi trọng việc làm cho giáo dục Lịch sử không gây áp lực nặng nề, làm buồn chán học sinh như hiện nay. Trái lại, GD lịch sử phải trở nên hấp dẫn, hứng thú với người học.
Ảnh: Lê Anh Dũng
Thứ hai, Ban Xây dựng chương trình không coi trọng GD lịch sử, để lịch sử là môn học tự chọn thì sẽ rất ít HS chọn học lịch sử, như thế chẳng khác gì xóa sổ lịch sử trong giáo dục cấp THPT.
Thứ ba, theo tinh thần coi trọng GD lịch sử, có ý kiến cho rằng nếu tích hợp trong môn KHXH hoặc môn Công dân với Tổ quốc thì không thể hiện được tầm quan trọng của GD lích sử; khó tích hợp các mạch kiến thức Giáo dục công dân, GD lịch sử và GD Quốc phòng an ninh; trái với yêu cầu giáo dục định hướng nghề nghiệp ở cấp THPT; đội ngũ giáo viên hiện nay không dạy được môn học mới này.
Thứ tư, nếu để kiến thức lịch sử ở 3 môn Công dân với Tổ quốc, Khoa học xã hội, Lịch sử ở cùng cấp học thì kiến thức lịch sử bị xé lẻ hoặc chồng chéo nhau giữa 3 môn.
Và thứ năm, đề nghị duy trì Lịch sử là môn học riêng, bắt buộc với tất cả học sinh.
Thừa nhận gây hiểu nhầm
Trước những ý kiến chưa đồng tình này, Ban Xây dựng chương trình cho biết nhất trí về vấn đề thứ nhất. Và trong những năm gần đây Bộ GD-ĐT đã tổ chức các hội thảo, cuộc thi về lịch sử, tổ chức tập huấn giáo viên, đưa các nội dung về biển đảo vào đề thi các môn Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn…
Về vấn đề thứ hai - học sinh không chọn học Lịch sử nếu là môn tự chọn, Ban Xây dựng chương trình cho rằng, không phải học sinh thích thì chọn, không thích thì thôi, xóa sổ môn Lịch sử. Trái lại, theo Dự thảo chương trình, tất cả học sinh đều bắt buộc phải học nội dung giáo dục Lịch sử trong ít nhất 2 môn: Công dân với Tổ quốc và 1 trong 2 môn Lịch sử hoặc môn Khoa học xã hội.
Ngoài ra học sinh còn học Lịch sử trong các môn học khác và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Thời lượng học Lịch sử cũng nhiều hơn.
Ban Xây dựng chương trình nhận thiếu sót là đã trình bày chưa rõ ràng trong băn bản dự thảo, gây hiểu nhầm và từ một vài người phát biểu không chính xác dẫn đến xôn xao dư luận. Tiếp thu các ý kiến góp ý, văn bản chương trình sẽ được điều chỉnh, bổ sung rõ vấn đề này.
Bảo lưu quan điểm không để môn Lịch sử đứng độc lập
Về vấn đề thứ ba, liên quan đến tích hợp và phân hóa, Ban Xây dựng chương trình khẳng định đây là vấn đề có nhiều yêu cầu mới của Chương trình giáo dục phổ thông nên không thể tránh khỏi băn khoăn, thắc mắc.
Ban Xây dựng chương trình cho rằng cách sắp xếp các môn học Công dân với Tổ quốc và môn Khoa học xã hội (hoặc môn) Lịch sử trong Dự thảo chương trình mới là kết quả của việc rút kinh nghiệm nhằm khắc phục hạn chế của chương trình hiện hành và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của chương trình giáo dục một số nước. Về tên gọi của môn học, việc đặt tên như vậy được thực hiện thống nhất với các môn học/ lĩnh vực khác trong chương trình.
Việc sắp xếp môn học như vậy không trái với yêu cầu giáo dục định hướng nghề nghiệp ở THPT vì đã đảm bảo cho học sinh phân hóa.
Việc thiết kế môn học tích hợp mới theo các mạch kiến thức dựa trên các môn học truyền thống mà chưa tích hợp thật mạnh (như một số nước phát triển đã làm) là một giải pháp đã cân nhắc đến năng lực dạy học tích hợp còn hạn chế của đa số giáo viên các môn học hiện nay. Các mạch kiến thức trong từng môn không phải là sự sắp đặt cạnh nhau đơn giản mà có sự tích hợp đến mức độ cần thiết, đảm bảo giáo viên từng môn học hiện nay sẽ dạy được từng mạch kiến thức tương ứng.
Về vấn đề thứ tư, học sinh sẽ học kiến thức lịch sử trong ít nhất 2 môn học. Kiến thức lịch sử sẽ được sắp xếp theo logic mới chứ không phải xé lẻ.
Đối với vấn đề đang được tranh luận gay gắt nhất là để môn Lịch sử là môn độc lập và bắt buộc, Ban Xây dựng chương trình cho rằng, nếu giữ môn học với tên gọi Lịch sử, với logic nội dung kiến thức như hiện nay thì khó đáp ứng được các yêu cầu đổi mới.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- 5 ngành học ít cạnh tranh, lương tháng lên tới hàng trăm triệu đồng, các doanh nghiệp lớn đua nhau săn đón
- Ngành nào có thu nhập cao nhất Việt Nam?
- Top 3 ngành học dành cho người hướng nội, mức lương trên 50 triệu mỗi tháng trong tầm tay
- Sát Tết có 4 nghề 'hái' ra tiền, thu nhập cả trăm triệu/tháng mà không cần trình độ đại học
- Chọn tuổi xông nhà 2025 cần lưu ý gì? Tuổi xông đất hợp với 12 con giáp
- Công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc hàng loạt chế độ trợ cấp cực lớn này
- 'Khủng' nhất Việt Nam: Ai là người vừa được thưởng Tết Nguyên đán hơn 1,9 tỷ đồng?
- Tại sao năm Ất Tỵ 2025 Âm lịch lại có tới 384 ngày?
- Ngày đẹp trong tháng Chạp để làm những nghi lễ cuối năm quan trọng nhất trước khi Tết đến
- Trường hợp nào được đi xe máy lên vỉa hè mà không bị phạt từ 4-6 triệu đồng?
- Ba năm Tam Tai không bằng một năm Thái Tuế, vậy Thái Tuế là gì? Năm Ất Tỵ 2025, tuổi nào phạm Thái Tuế?
- Từ 1/1/2025, công chức và viên chức nằm trong diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc 8 chính sách này