Nhiều khi ngồi ăn cơm mà bố nói lớn: "Nhà này tôi nói gì, bất kỳ người lớn, người trẻ phải nghe, không được cãi”.
Em hãy cố gắng coi bố mẹ chồng như bố mẹ đẻ, dành thời gian chăm sóc, chia sẻ suy nghĩ với bố mẹ nhiều hơn. (Ảnh minh họa). |
Em năm nay 26 tuổi, quê em ở Sài Gòn, còn chồng em làm kỹ sư điện, sống ở Lâm Đồng. Chúng em quen nhau khi gia đình em đi du lịch và nghỉ dưỡng tại khách sạn nhà anh. Rồi sau 3 năm yêu nhau chân thành, chúng em tổ chức đám cưới.
Mấy lần đầu gặp mặt, em nhận thấy anh có một gia đình êm ấm, mẹ hiền, bố giỏi, hoạt bát. Hình ảnh đó làm em khâm phục và ao ước mình sau này cũng sẽ có một gia đình tương lai như nhà anh.
Em những tưởng mình sẽ có một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc với anh ấy. Nhưng rồi khi về làm dâu em mới thấm được câu “nằm trong chăn mới biết chăn có rận”.
Gia đình anh không giống vẻ ngoài hạnh phúc, ấm êm mà em được biết. Bố chồng em là một người đàn ông vô cùng gia trưởng, coi thường tất thảy mọi người trong nhà, tài chính do một mình bố nắm giữ.
Nhiều khi ngồi ăn cơm mà bố nói lớn: "Nhà này tôi nói gì, bất kỳ người lớn, người trẻ phải nghe, không được cãi”.
Tiếng nói sang sảng của bố làm em giật mình thon thót (Ảnh minh họa).
Tiếng nói sang sảng của bố chồng làm em giật mình thon thót. Bố mắng mẹ, thậm chí mắng cả chồng em vì cách quản lý khách sạn chưa tốt. Mà khổ, chồng em cả ngày làm ở ngoài, tối về mới nghó nghiêng được việc ở khách sạn gia đình.
Có lần trước mặt em, bố không ngần ngại đòi vài chục nghìn đồng vì chồng em mượn quên chưa trả, em có nói thì anh chỉ cười bảo: “Đó là bố dạy anh có vay phải có trả, chuyện nào ra chuyện đó”.
Em không biết bố đang tập tính tự lập cho anh hay không nhưng em thấy sự gia trưởng của ông khiến em khó chấp nhận được. Tệ hơn, có lần em thấy bố còn đánh cả mẹ anh chỉ vì tự ý giảm giá thuê phòng cho một đoàn khách đông mà không hỏi ý kiến bố.
Em chẳng biết phải sống như thế nào với gia đình anh ấy nữa... Anh là con ruột mà còn bị đối xử như thế, em thì vừa chân ướt chân ráo về làm dâu, liệu tương lai sẽ phải sống thế nào? Thêm vào đó, anh quá hiền, anh chẳng dám phản bác điều gì ở ông. Em tủi thân lắm chị ạ.
Hiện giờ em không biết phải làm thế nào, mong chị hãy cho em lời khuyên. Em xin cảm ơn chị.
(Linh Ngọc, Q1, TP HCM)
Em Ngọc thân mến!
Trước khi cưới, nhiều bạn trẻ luôn tưởng tượng ra viễn cảnh lãng mạn, hạnh phúc của lễ cưới và cuộc sống sau hôn nhân. Thế nhưng nghĩ là nghĩ còn thực hay không lại là câu chuyện hoàn toàn khác.
Việc bố chồng em xem thường mọi người trong gia đình thì kể ra cũng đáng buồn. Thêm vào đó, chồng em lại là người bản tính hiền lành, luôn nghe lời bố mẹ nên ít nhiều em cũng sẽ thấy tủi thân.
Chị hiểu và chia sẻ với những khó khăn mà em đang phải chịu đựng. Mối quan hệ gia đình nhà chồng - nàng dâu là một vấn đề muôn thuở, nan giải với nhiều bạn trẻ chứ không riêng gì em. Vậy trường hợp này, em nên làm gì cho hợp lý?
Chị nghĩ, trước hết, em hãy nói chuyện, tâm sự với chồng và cả với mẹ chồng về những tâm trạng, suy nghĩ trăn trở mà em đang có. Em cần phải khéo léo trong cách ứng xử và phải biết chịu đựng hơn nữa.
Em hãy cố gắng coi bố mẹ chồng như bố mẹ đẻ, dành thời gian chăm sóc, chia sẻ suy nghĩ với bố mẹ nhiều hơn.
Đôi khi mình là dâu mới, mình chưa hiểu hết được vấn đề sâu xa nên khi có chuyện, mình lại dễ lo lắng thái quá. Em thấy đấy, ngay cả chồng em cũng chỉ nghĩ rằng đó là "bố muốn dạy dỗ".
Bên cạnh đó, những ấm ức mà con dâu phải đối mặt với bố chồng nhiều khi còn căng thẳng hơn cả với mẹ chồng. Hơn nữa, việc gần gũi giữa con dâu với bố chồng thường rất khó khăn. Nhiều khi muốn chia sẻ, nói chuyện hoặc góp ý với bố chồng nhưng con dâu lại ngại ngùng.
Vì thế em có thể thông qua nhiều cách: chuẩn bị những bữa ăn cuối tuần thật ngon cho cả nhà, tổ chức một hoạt động gia đình để thắt chặt tình cảm giữa các thành viên với nhau…
Điều quan trọng chị muốn nhắc lại rằng em phải biết học cách chịu đựng, cẩn thận trong từng lời ăn, tiếng nói, hành động để tránh xảy ra những va chạm không đáng có. Nếu có điều kiện, vợ chồng em nên xin phép bố mẹ chồng cho ra ở riêng là tốt nhất em ạ.
Chị tin, một người con biết nghĩ và chịu khó như em sẽ biết cách ứng xử, thu vén để gia đình luôn yên ấm.
Mời bạn đọc gửi bài viết tâm sự, chia sẻ những clip, hình ảnh hay thắc mắc khó nói về tình yêu, hôn nhân đến chuyên mục Bạn trẻ đời sống và Tương tác bạn đọc. Mọi ý kiến chia sẻ bạn đọc có thể gửi về hòm thư: banbientap@xahoi.com.vn.
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%