Ngày 13/5, hàng ngàn công nhân ở tỉnh Bình Dương đã tuần hành để phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển Việt Nam.
Hội sinh viên Trường ĐH Sư phạm Huế mittinh phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trên vùng biển Việt Nam |
Phản đối hành động sai trái của Trung Quốc
Các công nhân mang theo cờ Tổ quốc, biểu ngữ “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”, “Phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển Việt Nam”... diễu hành qua nhiều tuyến đường và khu công nghiệp tại Bình Dương như Khu công nghiệp VSIP 1, Việt - Hương (thị xã Thuận An), Khu công nghiệp Sóng Thần 1 (thị xã Dĩ An) và một số cụm công nghiệp tại TP Thủ Dầu Một, thị xã Tân Uyên...
Cuộc tuần hành của công nhân Bình Dương được sự chú ý của rất nhiều người dân.
Tuy nhiên, lợi dụng tình hình công nhân tuần hành đông, một số đối tượng xấu đã đẩy cửa xông vào một số công ty tại Khu công nghiệp VSIP 1, Việt - Hương... đập vỡ cửa kính và phá đồ đạc nhân tình hình lộn xộn.
Trao đổi với pv chiều tối 13/5, ông Lê Thanh Cung - chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương - cho biết tỉnh rất tôn trọng việc biểu thị lòng yêu nước của công nhân trước hành động xâm chiếm ngang ngược của Trung Quốc.
Tuy nhiên, đối với một số đối tượng lợi dụng tình hình đông người để đập phá tài sản, hôi của... thì tỉnh sẽ phối hợp với Bộ Công an để xử lý nghiêm theo pháp luật, đặc biệt là các đối tượng xấu và có những hành động vi phạm pháp luật.
Nếu không bình tĩnh, tỉnh táo rất dễ bị kẻ xấu lợi dụng, tạo cớ, gây sự việc đáng tiếc, thậm chí đẩy sự việc vào chỗ nguy hiểm khó lường hết hậu quả.
Theo ông Lê Thanh Cung, Bình Dương sẽ cố gắng sớm ổn định lại tình hình, đảm bảo tài sản và an toàn cho các nhà đầu tư, đồng thời tỉnh kêu gọi người dân bày tỏ lòng yêu nước nhưng cũng tuân thủ chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và pháp luật, đảm bảo môi trường đầu tư ổn định tại địa phương.
* Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam ngày 13/5 đã có tuyên bố phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển của Việt Nam. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam kêu gọi các đối tác quốc tế, phụ nữ các nước trên thế giới, trong đó có phụ nữ Trung Quốc, hãy lên tiếng bảo vệ hòa bình và công lý, yêu cầu Chính phủ Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế, rút ngay giàn khoan và các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Cùng ngày, Đức pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hòa thượng Thích Phổ Tuệ đã gửi thông điệp về hòa bình tại biển Đông.
Bản thông điệp được gửi tới các vị tôn túc lãnh đạo, tăng ni phật tử Phật giáo trên thế giới và hòa thượng chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc.
Thông điệp nêu rõ: “Chúng tôi kêu gọi Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc thông qua các hành động cụ thể, kêu gọi chư vị tôn túc lãnh đạo, tăng ni phật tử Phật giáo trên thế giới, kêu gọi Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc hãy cùng nhau lên tiếng ủng hộ chính nghĩa, yêu cầu Chính phủ Trung Quốc thực hiện các cam kết theo đúng các quy định của luật pháp quốc tế. Yêu cầu Chính phủ Trung Quốc thực hiện trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, trong đó có Việt Nam chúng tôi”.
* Chiều 13/5, Hội sinh viên Trường ĐH Sư phạm Huế đã tổ chức mittinh phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển Việt Nam. Tại buổi mittinh, PGS.TS Nguyễn Thám - hiệu trưởng nhà trường - đã trao 30 triệu đồng của sinh viên Trường ĐH Sư phạm Huế đóng góp vào chương trình “Chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông".
Kiến nghị đưa tình hình biển Đông vào kỳ họp Quốc hội
Theo ông Lê Như Tiến (phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội), trong kỳ họp Quốc hội dự kiến khai mạc từ ngày 20/5, Chính phủ cần báo cáo Quốc hội tình hình hiện nay trên biển Đông, trong đó có việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam.
Cũng với tư cách cá nhân, ông Tiến thông qua các phương tiện thông tin đại chúng đưa ra lời kêu gọi các đại biểu Quốc hội Trung Quốc và Quốc hội Trung Quốc quan tâm đến tình hình hiện nay trên biển Đông, thấy rõ với hành động nêu trên thì Trung Quốc đã đơn phương vi phạm đặc biệt nghiêm trọng luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 và cũng là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là một bên tham gia ký kết, từ đó ủng hộ yêu cầu hợp pháp, chính đáng của Việt Nam.
Năm nào Trung Quốc cũng có hành động gây hấn
Đó là nhận định của thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an, tại buổi chia sẻ thông tin về tình hình biển Đông do Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức ở Hà Nội ngày 13-5. Trước hàng trăm đại diện các tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động ở Việt Nam, thiếu tướng Lê Văn Cương cho hay từ năm 2010 đến nay, Việt Nam chưa hề được “sống yên ổn” với Trung Quốc vì năm nào Trung Quốc cũng có hành động gây hấn với Việt Nam. Nhưng khác với những lần trước, lần này phản ứng của Việt Nam và quốc tế đều nhanh hơn, mạch lạc và kiên quyết hơn.
TS Nguyễn Vũ Tùng (Viện Nghiên cứu biển Đông) nhận định các hoạt động của Trung Quốc cho thấy “sự vô trách nhiệm và có dấu hiệu ức hiếp các nước nhỏ hơn”. Luật sư Lê Thanh Sơn (văn phòng luật sư AIC) kiến nghị Việt Nam có thể tiếp tục sử dụng các biện pháp hòa bình như: gửi công hàm cho tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, đưa vấn đề ra Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và kiện Trung Quốc ra các tòa án quốc tế.
Ngay tại buổi thông tin, liên minh 16 tổ chức phi chính phủ quốc tế đã ra tuyên bố chung, trong đó nêu lên sự quan ngại của các tổ chức phát triển tại Việt Nam và ra lời kêu gọi các bên liên quan chấm dứt sự thù nghịch trên biển Đông, thống nhất dùng cơ chế giải quyết tranh chấp với sự trung gian của Liên Hiệp Quốc.
>> BẤM ĐÂY ĐỂ XEM TOÀN BỘ DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH CĂNG THẲNG TRÊN BIỂN ĐÔNG
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Tại sao năm Ất Tỵ 2025 Âm lịch lại có tới 384 ngày?
- Ngày đẹp trong tháng Chạp để làm những nghi lễ cuối năm quan trọng nhất trước khi Tết đến
- Trường hợp nào được đi xe máy lên vỉa hè mà không bị phạt từ 4-6 triệu đồng?
- Ba năm Tam Tai không bằng một năm Thái Tuế, vậy Thái Tuế là gì? Năm Ất Tỵ 2025, tuổi nào phạm Thái Tuế?
- Từ 1/1/2025, công chức và viên chức nằm trong diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc 8 chính sách này
- Bỏ đếm giây đèn tín hiệu, nâng mức xử phạt vượt đèn đỏ lên 20 triệu đồng, nhiều người lo lắng, cục CSGT lên tiếng
- Mới nhất: Người dân muốn được thanh toán 100% BHYT cần nắm được xếp cấp 48 bệnh viện thuộc Bộ Y tế vừa công bố
- Virus HMPV là gì? Virus đang lây lan bệnh hô hấp tại Trung Quốc có nguy hiểm như Covid-19?