Trước tình hình cấp thiết cần sự chi viện hỏa lực máy bay ném bom, Bộ tư lệnh Binh chủng Không quân đã yêu cầu cán bộ kỹ thuật tiểu đoàn 929 tiến hành cải tiến máy bay trinh sát ảnh làm nhiệm vụ ném bom.
|
Biến máy bay trinh sát ảnh thành máy bay ném bom
“Lúc này tình hình chiến trường miền Nam và Lào lại rất cần sự chi viện hỏa lực của không quân ném bom, tháng 7/1971 cấp trên quyết định cho đơn vị cải tiến máy bay trinh sát ảnh thành ném bom,” Thượng tá Phạm Chu Hải - cán bộ kỹ thuật tiểu đoàn 929 nói.
“Việc cải tiến không hề dễ vì phải thay đổi toàn bộ hệ thống máy ngắm ném bom, hệ thống lái tự động làm việc đồng bộ với radar PSB-NM, hệ thống máy tạo và phân xung điều khiển ném bom và làm mới hệ thống cáp điện từ buồng lái, buồng dẫn đường đến buồng bom,” ông Hải kể lại.
Song với sự quyết tâm của toàn đơn vị, trí thông minh sáng tạo của các cán bộ kỹ thuật được giao trọng trách cải tiến. Tổ kỹ thuật trực tiếp thực hiện công tác cải tiến (cán bộ kỹ thuật Phạm Chu Hải, thợ kỹ thuật Hà Văn Như, Nguyễn Văn Ngọ) đã tìm ra phương án và thực hiện thành công.
“Để biến chiếc 2184 thành máy bay ném bom, đầu tiên là thay toàn bộ hệ thống máy ngắm OPB-5S của máy bay trinh sát bằng máy ngắm ném bom OPB-6SR có tính năng và độ chính xác cao hơn, đặc biệt có chế độ hoạt động đồng bộ với radar PSB-NM mà máy bay trinh sát không có. Thứ hai, thay toàn bộ hệ thống máy tạo xung và phân xung điều khiển ném bom ESBR-45S bằng ESBR-49M và KSB. Cuối cùng, thay 4 giá bom KD-2 của máy bay trinh sát bằng giá KD-3 của máy bay ném bom,” ông Hải nhớ lại.
Sau khi cải tiến thành công, phi công – dẫn đường Thân Xuân Hạnh đã trực tiếp kiểm tra và làm các thao tác kỹ thuật phù hợp cho nhận xét là tốt. Sau đó, chiếc Il-28 2184 cải tiến đã bay thử và ném bom trên trường bắn Hòa Lạc, đạt xác suất trúng mục tiêu cao.
Nhưng sau khi hoàn thành việc cải tiến, Il-28 vẫn chưa được phép chiến đấu. Tháng 9/1972, tiểu đoàn độc lập 929 chính thức giải thể, cho đến lúc đó Il-28 vẫn chưa một lần xuất kích chiến đấu. Các phi công được điều sang lái máy bay vận tải còn phần lớn cán bộ kỹ thuật học chuyển loại MiG-21, chỉ còn một số ít ở lại làm công tác bảo quản máy bay (2 chiếc được điều về đoàn 919 ở Gia Lam).
Cán bộ, chiến sĩ đơn vị không quân ném bom Il-28 nhận nhiệm vụ chiến đấu. (Nguồn: tư liệu Bảo tàng Phòng không - Không quân)
Chiến thắng trận đầu
8 năm trời mong mỏi xuất kích chiến đấu của các phi công, cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn 929 không được thực hiện. 1 tháng sau khi tiểu đoàn giải thế, tháng 10/1972 cấp trên lại có lệnh chuẩn bị gấp để máy bay làm nhiệm vụ chiến đấu.
Nhớ lại những ngày lịch sử đó, Thượng tá Phạm Chu Hải kể: “chiều 5/10/1972, tôi cùng ba đồng chí: Đinh Công Chính, Nguyễn Tiến Bách, Phạm Văn Đăng được đồng chí Bùi Minh Hứa gọi lên giao nhiệm vụ. Nhận lệnh, 8h tối chúng tôi từ Phú Thọ chạy xe đạp về Hà Nội. Tới 4h sáng 6/10, chúng tôi mới về tới sân bay Gia Lâm. Nhiệm vụ của chúng tôi là chuẩn bị gấp 2 máy bay ném bom làm nhiệm vụ chiến đấu.”
Sáng 9/10/1972, hai chiếc Il-28 được cơ động lên Nội Bài, 2 máy bay đưa vào sân đỗ, kiểm tra thông điện lần cuối, kiểm tra đồng bộ, bom đạn. Phương án treo bom như sau: Chiếc 2184 lắp 8 bom phá mảnh OFAB-250 (nặng 270kg), còn chiếc 2088 treo 8 bom mẹ (mỗi quả chứa 150 bom con).
Trong đó, chiếc 2184 do các anh Bùi Trọng Hoàn (phi công), Nguyễn Đình Nhẫn (dẫn đường), Nguyễn Hùng Cường (bắn súng - vô tuyến điện) điều khiển và chiếc 2088 do các anh Nguyễn Văn Trừ (phi công), Thân Xuân Hạnh (dẫn đường), Ngô Văn Trung (bắn súng - vô tuyến điện).
17h ngày 9/10, biên đội Il-28 lần đầu xuất kích chiến đấu bay thẳng đến mục tiêu - căn cứ phỉ Vàng Pao ở Loong Chẹng trên đất Lào. Trận tập kích bất ngờ của máy bay ném bom Il-28 đã đánh trúng mục tiêu địch, sát thương phần lớn sinh lực và khí tài chiến đấu của địch, lập chiến công đầu cho Không quân ném bom duy nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
“Sau trận đánh, 2 máy bay đã thoát ly an toàn về hạ cánh ở sân bay Nội Bài, khi xuống hai máy bay không tắt máy mà điều khiển máy bay lăn thẳng vào ụ sơ tán để ngụy trang, tránh địch phản kích. Sáng sớm 10/10, hai máy bay được nạp đầy dầu, cất cánh bay lên Hòa Lạc, nhóm nhân viên kỹ thuật chúng tôi dưới sự giúp đỡ của nhân dân địa phương đã chặt cây ngụy trang. Quả đúng dự đoán, 8h tối sau khi công tác ngụy trang thực hiện vừa xong thì F-111 địch ném bom,” ông Hải nói.
Trận đánh Loong Chẹng là trận chiến đấu duy nhất của Il-28, sau trận này việc bảo quản Il-28 tiếp tục được duy trì. Bằng sự nỗ lực của cán bộ kỹ thuật, hai máy bay này luôn trong tình trạng tốt, nguyên vẹn kể cả trong những ngày địch mở chiến dịch Linebacker đánh phá toàn miền Bắc bằng máy bay ném bom chiến lược B-52.
Hiệp định Paris ký kết, hòa bình lập lại ở miền Bắc, chuẩn bị cho cuộc duyệt binh lớn ngày 2/9/1973, 2 chiếc Il-28 được lệnh tham gia cuộc duyệt binh, 2 chiếc được sơn trả lại màu trắng bạc lúc ban đầu và phù hiệu Không quân Nhân dân Việt Nam. Song vì máy bay đã gần hết niên hạn sử dụng nên cuối cùng hai chiếc Il-28 không được tham gia.
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%