Ở Việt Nam phong bì bỗng có công năng mới không liên quan gì đến cái gốc. Phong bì trở thành dầu mỡ bôi trơn cho bộ máy cuộc đời và có thêm công dụng đựng tiền.
Nạn tham nhung đang trở thành mối nguy của toàn xã hội (Ảnh minh họa) |
Tuy nhiên, điều bất ngờ nhất là nó lại phổ biến trong ngành y tế đến mức Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD) đã tiến hành một cuộc khảo cứu rất nghiêm túc tại Hà Nội, Sơn La, Đắk Lắk và Cần Thơ. Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu về tình trạng đưa và nhận phong bì trong ngành y tế thông qua các đối tượng nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo ngành y, cán bộ y tế, người bệnh… Có thể nói đây là cuộc nghiên cứu căn cơ đầu tiên về phong bì trong lĩnh vực y tế.
Theo các thành viên của nhóm này, phong bì là hậu quả của hệ thống y tế bị cấu trúc lệch lạc, vận hành lệch lạc trong môi trường văn hóa lệch lạc. Nhưng phổ biến đến mức trở thành quen, “bình thường”, cứ thế tồn tại! Nó là sản phẩm đặc trưng của hệ thống y tế công thời nay. BS. TS. Trần Tuấn - Giám đốc Trung tâm cho rằng hiện tượng này cần xét về tính phổ biến và mục tiêu của nó. Xét về mức độ phổ biến của phong bì: Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy hiện tượng phong bì rất phổ biến, và chỉ ở hệ thống y tế công, phía Bắc nhiều hơn phía Nam. Theo sự phân cấp các tuyến, càng lên cao càng phổ biến. Điều đó chứng tỏ, người dân chấp nhận phải đưa và nhân viên ngành y chấp nhận nhận.
Nghiên cứu cho thấy, đưa phong bì rất phổ biến vì phần lớn người dân cho rằng, phong bì có thể khiến họ được nhận một dịch vụ tốt hơn. Nó giống như một hình thức trao đổi, mua bán chất lượng dịch vụ. Phong bì làm nên nụ cười và thái độ, ứng xử tốt hơn của nhân viên y tế, mà không quyết định bác sĩ chẩn đoán thế này hay thế khác. Đó là hai vấn đề hoàn toàn tách bạch nhau.
Người dân đặt câu hỏi, liệu có tồn tại một dịch vụ y tế công mà không có phong bì được không? Có đấy! Đã từng có nhiều tấm gương y đức gây xúc động lòng người không chỉ có các GS Tôn Thất Tùng, Hồ Đắc Di, Nguyễn Tài Thu mà còn là các nhân viên như y tá, hộ lý. Hiện nay hệ thống y tế nước ta đang vận hành cùng lúc theo hai cơ chế, vừa công lập và tư nhân. Tuy vậy không thể nói rằng y tế công coi phong bì là một hiện tượng cần thiết và quyết định cho y tế công tồn tại? Thế thì tại sao đưa phong bì trở thành cái lệ tệ hại? Đã đến lúc lãnh đạo ngành y tế cần xem xét, đặt câu hỏi tại sao một vấn đề không mong muốn mà vẫn tồn tại làm băng hoại các giá trị nhân văn cao cả của nghề y?
Theo các chuyên gia, rất đáng tiếc là trong các quy định của Bộ Y tế hướng dẫn thành lập cơ sở khám, chữa bệnh, không hề có loại hình dịch vụ y tế phi lợi nhuận tức là cơ sở dịch vụ y tế của các tổ chức tôn giáo thiện nguyện, nhân đạo, cơ quan nghiên cứu độc lập, vì mục tiêu khoa học. Thêm vào đó, cơ chế đánh giá chất lượng hiện nay hoàn toàn do phía cung cấp dịch vụ công thực hiện. Thực tế hiện nay coi như không có cạnh tranh lành mạnh giữa y tế công và y tế tư. Các bệnh viện công dành cho bệnh nhân thu nhập thấp, bệnh nhân nghèo và bệnh nhân “bao cấp” không cần phải cạnh tranh mà vẫn thắng thế! Y tế tư chỉ nhằm vào phân khúc “nhà giàu cũng ốm” muốn tồn tại phải ăn theo y tế công để khai thác chất xám.
Đây chính là nguyên nhân dẫn đến thực trạng dịch vụ y tế hiện tại phát triển lệch lạc. Cả công và tư đều lao vào xem bệnh nhân là nguồn thu trong cơn khát vốn! Thiếu sự đánh giá độc lập, người dân mất lòng tin thì đương nhiên tình trạng quá tải vẫn tiếp tục diễn ra. Mà như vậy, thì chất lượng không bao giờ có thể tốt được. Khi chất lượng không được cải thiện, phát triển thì vấn nạn phong bì sẽ luôn tồn tại, sống cùng hệ thống y tế công. Đây chính là một biến dạng của tham nhũng!
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?