Bí quyết làm bài thi Lịch sử của học sinh giỏi quốc gia
Thứ bảy, 10/05/2014 05:08

Theo kinh nghiệm của Hoài, một bài làm môn Lịch sử cần theo lỗi diễn dịch. Trong đó, phần mở bài ngắn gọn, xúc tích và nêu luôn câu chủ đề.

Làm bài thi môn Sử cần phải đủ mở - thân - kết. (Ảnh minh họa)

Làm bài thi môn Sử cần phải đủ mở - thân - kết. (Ảnh minh họa)

Đạt giải Nhì kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử, Ngô Thị Hoài - Học sinh lớp 12C2 Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) chia sẻ kinh nghiệm làm một bài thi môn Lịch sử “chuẩn chỉnh”.

Bài làm phải đủ mở - thân - kết

Theo kinh nghiệm của Hoài, một bài làm môn Lịch sử cần theo lỗi diễn dịch. Trong đó, phần mở bài ngắn gọn, xúc tích và nêu luôn câu chủ đề.

Vào phần chính, câu hỏi yêu cầu gì thì trả lời cái đó và trả lời đúng theo từng vế một. Lưu ý, không nên viết trang giang, dài lan man. Mỗi câu hỏi chỉ nên làm trong từ 1,5 đến 2 trang giấy để vừa đủ thời gian.

Phân chia thời gia hợp lý vô cùng quan trọng. Nhiều bạn khi làm Sử, lúc đầu làm rất kỹ nhưng sau vì lý do thời gian nên vội vàng mà làm sơ lược khiến bài làm không cân xứng. Cần tuyệt đối tránh kiểu “đầu voi đuôi chuột” như vậy. Trong trường hợp không nắm chắc, không nhớ rõ có thể bỏ qua tiểu tiết.

Cuối cùng, khi kết thúc một bài làm cần một kết luận ngắn gọn. “Không thể không có phần kết luận” – Hoài nhấn mạnh.

Liên quan đến tâm lý khi vào phòng thi, Hoài cho rằng, để không có cảm giác này, chỉ bằng một cách là kiến thức chắc chắn và kỹ năng làm bài phải luyện nhiều. Từ đó, gặp đề nào mình cũng đã làm qua rồi hoặc thấy ngay được hướng làm trong đầu. Nếu kiến thức không chắc chắn, việc run, hồi hộp là không tranh khỏi.

Không nên học quá nhiều trong một ngày

Hoài tâm sự, khi trở thành thành viên chính thức của đội tuyển học sinh giỏi quốc gia, Hoài đã cảm thấy không ít áp lực. Tuy nhiên, nhờ sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè; sự động viên của gia đình, em đã biến áp lực thành động lực học tập và niềm đam mê với môn học.

Cách học của Hoài là chia ra từng giai đoạn, từng phần cụ thể. Các sự kiện và tác động của sự kiện đó nên sâu chuỗi lại với nhau bằng sơ đồ hình cây để hiểu và nhớ thật lo-gic.

Hoài cũng thường xuyên luyện tập khả năng viết bài. Theo đó, với đề quốc gia, Hoài tự đặt câu hỏi rồi tự trả lời.

“Với em, đó là cách ôn luyện vô cùng hiệu quả. Vừa nhớ lâu, vừa rèn được cách viết rõ ràng, đủ ý” - Hoài cho biết.

Một trong những điều học sinh sợ nhất với Lịch sử là các con số. Cách học của Hoài để giải tỏa những lo lắng này rất thú vị:

“Để dễ dàng nhớ lâu và ăn nhập các số liệu, ngày tháng, em thường gán chúng với ngày sinh nhật người thân, bạn bè hoặc làm tròn lên nếu có thể. Bên cạnh đó, mỗi ngày không nên học quá nhiều mà chỉ nên học một phần nào đó theo xu hướng ít mà chắc.” - Hoài bật mí.

Giaoducthoidai.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020

Tag: Môn sử , học sử , cac lam bai thi mon su , huong dan lam bai thi mon su , tin , bao , giao duc