Bị cúm A, cúm B nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi?
Thứ bảy, 13/04/2024 11:14

Thời tiết giao mùa, cả trẻ nhỏ và người lớn đều dễ mắc các bệnh về cúm. Vậy nên ăn gì để tăng sức đề kháng, bệnh cúm sớm khỏi?

Hiện nay, cảm cúm vẫn là một vấn đề sức khỏe thường gặp, nhất là trong thời tiết giao mùa. Một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể chống lại virus cúm A, cúm B hay cảm cúm thông thường.

Trong đó, những thực phẩm nên ăn phải kể đến như:

Quả khế

Khế (Averrhoa carambola L.) còn gọi là khế ta, khế cơm, kế chua, kế giang, ngũ lãng tử, ngũ liêm tử. Do quả khế có 5 cạnh nên gọi là ngũ liễm (liễm là thu lại, tụ lại).

Trong múi khế có các chất đường, hàm lượng oxalat axit 1% và nhiều yếu tố vi lượng khác (kali, canxi, sắt, phospho, vitamin như A, C, B1, B2, P). Ngoài ra khế còn có các hợp chất thực vật lành mạnh như axit gallic, quercetin và epicatechin, có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ. Kết quả một số nghiên cứu trên động vật chứng minh rằng lượng đường trong khế có thể làm giảm viêm.

Chữa sổ mũi, đau họng (triệu chứng của cúm A): Dùng 90 – 120g quả khế tươi, ép lấy nước uống.

Lưu ý: Những người bị bệnh thận hoặc đang dùng thuốc theo đơn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi dùng khế.

trị cảm cúm  0

Bị cúm nên ăn gì để chóng khỏi?

Quả lê

Trong quả lê chứa protein, lipid, cenlulose, canxi, phốt pho, sắt, caroten, vitamin B1, B2, C, đường gluco, axít acetic… Lê có tác dụng trị ho, tiêu đờm, nhuận phổi, giáng hỏa, sinh tân dịch, dưỡng huyết, chữa khản tiếng.

Chữa cảm mạo và ho: Lê tươi 1 quả, xuyên bối mẫu 3 gam. Quả lê cắt phần đầu cuống thành cái nắp, moi hết ruột, cho xuyên bối mẫu vào đậy nắp lại, cắm tăm tre cho chặt nắp, đựng vào bát, đem hấp cách thủy 1 – 2 giờ.

Cách dùng: Vừa uống nước, vừa ăn lê, mỗi ngày 1 lần.

Lưu ý: Do lê có tính hàn nên người bị bệnh đau bụng, đi lỏng không nên dùng. Không ăn kê bị dập nát để tránh mắc bệnh đường ruột.

Chanh

Chanh (Citrus aurantifolia C.) ở đây đề cập đến chanh ta hay chanh dây thuộc họ Cam quýt (Rutaceae).

- Vỏ quả chanh: Lớp vỏ xanh ngoài cùng chứa tinh dầu, mỗi quả cho khoảng 0,5ml tinh dầu (90-95% tinh dầu chanh là những hợp chất terpen). Vỏ phần lớp trắng chứa pectin.

- Dịch quả chanh chứa: 80-82% nước, 5-7% axit citric, có khi tới 10% (mùa thu tỷ lệ axit cao hơn mùa hạ), 1-2% citrat axit, canxi và kali, một ít citrat etyl và axit malic. Hàm lượng vitamin C 65mg trong 100g dịch tươi, vitamin B1 và riboflavin.

- Lá chanh: Chứa tinh dầu và stachydrin. Hàm lượng tinh dầu trong lá thay đổi từ 0,33-0,5%.

Một số nghiên cứu hiện đại cho thấy: Chanh rất giàu vitamin C và những chất chống oxy hóa thuộc nhóm flavonoid (polymethoxylated flavones trong chanh nhiều gấp 20 lần rau quả thông thường). Do đó chanh có chức năng giải độc, bảo vệ thành mạch, tăng cường hệ miễn dịch và hạn chế tác hại của những gốc tự do để làm chậm sự lão hóa.

Liều lượng được khuyên dùng là 1 cốc nước chanh đặc (250ml)/ngày. Có thể pha loãng phần nước chanh này ra để thuận tiện cho việc uống nhiều lần trong ngày.

- Múi chanh phối hợp với muối ăn dùng ngậm chữa ho viêm họng.

- Cảm nóng, phiền khát: Nước chanh 30 ml hòa nước uống.

- Ho nhiều đờm: Chanh 2 quả thái vụn, tra đường phèn vừa phải, hấp cách thủy ăn.

trị cảm cúm  1

- Bài thuốc xông chữa cảm cúm, nhức đầu: Lá chanh, lá bưởi, lá tre, cúc tần, hương nhu mỗi thứ 50g, bạc hà 20g, sả 2 củ, tỏi 3 nhánh. Tất cả dùng tươi cho vào nồi nấu nước sôi, rồi xông cho đổ mồ hôi.

Lưu ý: Việc uống nước chanh quá liều lượng hoặc thiếu khoa học có thể dẫn đến những tác dụng phụ, gây hậu quả khi lạm dụng nước chanh quá nhiều:

+ Axit citric có trong nước chanh có khả năng làm mòn men răng và khô lưỡi, miệng. Vì vậy cần dùng ống hút để uống nước chanh và súc miệng với nước sạch sau khi uống.

+ Đi tiểu nhiều - không phải do tác dụng phụ của chanh, mà do uống quá nhiều nước chanh khiến cơ thể hấp thụ nhiều nước và gây tiểu nhiều lần.

+ Lạm dụng nước chanh gây loét dạ dày (do làm tăng lượng axit), trào ngược dạ dày thực quản (buồn nôn, nôn, đau ngực, loét họng, hỏng men răng, khiến bệnh nhiệt miệng nặng hơn (axit trong chanh sẽ khiến vết loét trở nặng, đau rát), đau đầu (khiến máu đột ngột dồn lên não gây cơn đau nửa đầu), gây mất nước (phải đi tiểu thường xuyên), thừa vitamin C (gây buồn nôn, dạ dày khó chịu, đau bụng, tiêu chảy...).

Cam

Nước cam là thức uống tốt khi bị bệnh và rất tốt cho ngước mắc cúm, đặc biệt là cúm A. Điều này là do cam có nguồn vitamin C dồi dào cùng với các chất dinh dưỡng khác, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể chống lại bệnh tật, sự tấn công của yếu tố ngoại tà bên ngoài cơ thể, có thể giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của cúm.

trị cảm cúm  1

Dưa hấu

Dưa hấu (Citrullus vulgaris S.) còn gọi là dưa đỏ, tây qua, thủy qua, hàn qua, hạ qua. Dưa hấu được coi là thứ quả giải khát quý giá. Từ thịt quả đến cùi vỏ đều có tác dụng phòng bệnh chữa bệnh.

Trong dưa hấu có 52% ăn được, 49,7% nước, 0,6% protid, 1,3% gluxit, 03% xenluloza, 4,2mg% canxi, ngoài ra còn có Fe, P, caroten, vitamin B1, B2, PP, vitamin C.

- Vỏ dưa hấu: Trong YHCT, vỏ dưa hấu có vị ngọt, tính hơi hàn, có tác dụng thanh thử, giải nhiệt, lợi tiểu, dùng trong trường hợp huyết áp cao, tiểu buốt, cảm sốt, phiền khát, viêm thận…

Liều dùng: Vỏ quả giữa hay vỏ quả ngoài (tây qua bì) từ 10 – 40g dưới dạng thuốc sắc.

- Dưa hấu chữa cảm sốt, đầu váng, hoa mắt, nhiều mồ hôi: Tây qua bì 20g, hoa hay cành kim ngân 20g, trúc diệp 10g, nước 500ml, đun sôi, giữ sông 15 phút. Chia 3 lần uống trong ngày.

- Bài thuốc chữa cảm mạo, họng đau rát: Vỏ dưa hấu 30 gam. Đổ 2 bát nước, sắc còn 1 bát. Chia uống ngày 2 lần.

- Dưa hấu chữa cảm nóng: Nước ép dưa hấu một cốc to, uống vài lần.

Lưu ý: Tuy dưa hấu là thứ giải khát tốt nhưng không nên ăn quá nhiều trong một lần nhất là đối với những người tì vị hư hàn…

Cần kiêng ăn gì để bệnh cảm cúm mau khỏi

Thức ăn cứng

Khi mắc bệnh cúm, cổ họng của người bệnh trở nên khó chịu và khó khăn hơn trong việc ăn uống. Do đó, để giảm thiểu cơn đau và không làm tình trạng thêm trầm trọng, người bệnh nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm có kết cấu cứng. Các thức ăn cứng cũng có thể khó tiêu hóa, gây khó chịu cho dạ dày và đường ruột.

Thức ăn cay

Người bị cảm cúm nên giảm tiêu thụ các thức ăn cay bởi chúng có thể gây kích ứng cổ họng và đường hô hấp, khiến các triệu chứng như ho, đau họng và nghẹt mũi trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, một số thức ăn cay sẽ gây khó tiêu, khiến người bệnh cảm thấy đau bụng và đầy hơi.

trị cảm cúm  0

Thực phẩm nhiều dầu mỡ

Các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và chiên xào thường gây ra cảm giác chướng bụng và đầy hơi, đồng thời khiến cho cơ thể tiêu hao năng lượng để tiêu hóa. Khi bị đau ốm, để quá trình tiêu hóa được cải thiện, người bệnh có thể lựa chọn các món ăn có phương pháp chế biến nhẹ nhàng. Ví dụ như là luộc, hấp, cháo hay súp. Các phương pháp này không chỉ giúp giảm thiểu tác động xấu lên các cơ quan tiêu hóa, mà còn mang lại sự êm ái cho vị giác.

Đồ uống có cồn

Việc uống đồ uống có cồn trong thời gian này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phục hồi bệnh và làm suy yếu hệ miễn dịch. Ngoài ra, uống rượu bia khi bạn bị cảm cúm có thể là một yếu tố gây mất nước cho cơ thể. Các triệu chứng như sốt cao và tiêu chảy đã khiến bạn mất nước, do đó uống rượu bia chỉ làm gia tăng nguy cơ mất nước. Thay vào đó, bạn nên tập trung nạp nhiều chất lỏng có ích khác như nước, nước ép hoặc các loại thức uống giúp bổ sung vitamin và khoáng chất.

trẻ cúm  0

Lưu ý cần:

Nghỉ ngơi đầy đủ: Hãy cho cơ thể bạn thời gian để hồi phục bằng cách nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và tránh làm việc quá sức.

Hạn chế tập thể dục quá sức: Trong giai đoạn bị cảm cúm, hãy hạn chế tập luyện quá mức để không làm suy yếu thêm sức khỏe của bạn.

Tránh tiếp xúc với người khác: Khi bị cảm cúm, bạn cần hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh để không lây lan vi khuẩn hoặc virus cho họ.

Rửa tay thường xuyên: Luôn luôn rửa tay kỹ trước khi ăn hoặc tiếp xúc với mắt, mũi, miệng để ngăn chặn vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể.

Đeo khẩu trang: Khi bạn phải tiếp xúc với người khác hoặc ra khỏi nhà, đảm bảo đeo khẩu trang để giảm nguy cơ lây nhiễm cho mọi người xung quanh.

Theo Thương Hiệu và Pháp Luật

Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai

Tag: cúm A , cúm B , sức khỏe