Giới chơi cổ vật ở Cà Mau đang xôn xao về 4 pho tượng mà họ cho là có những đặc tính “lạ” đang chờ các chuyên gia giải thích.
|
Người sở hữu những pho tượng này là anh Dương Hoàng Dũng, một người sưu tầm cổ vật ở P. 5, TP. Cà Mau.
Anh Dũng kể, tháng 10/2011, anh mua 4 pho tượng này từ một người “săn” cổ vật chuyên nghiệp. Trước đó, người "săn" cổ vật đã mua lại từ một gia đình ở H. Vĩnh Châu (Sóc Trăng). Các tượng đều giống nhau màu vàng, có hình đức Di Lặc ngồi, chiều đứng chỉ 3,5 cm, ngang 4 cm, dày 1,3 cm, nặng từ 2,5 - 2,8 lượng (cân tại tiệm vàng); có những chữ Hán ở trước, sau và bên dưới tượng.
Nước đá tan chảy rất nhanh khi tiếp xúc với pho tượng như gặp phải vật nóng. (Ảnh: Tiến Trình)
Là một người nghiên cứu Hán - Nôm, nhưng anh Dũng nói anh chỉ đọc được chữ “Phật” ở phía phải mặt trước tượng, bên dưới tượng có 2 chữ nhưng anh chỉ đọc được chữ “kim”, chữ còn lại khá lạ, không có trong các từ điển chữ Hán mà anh tra cứu; mặt sau là 4 chữ Hán cổ anh không thể đọc được. Anh Dũng nói, ban đầu anh mua các tượng này vì chữ “kim” phía dưới tượng. Nhưng khi ra tiệm vàng thử tuổi thì ra kết quả hàm lượng vàng ở các tượng này chỉ có 1,5%. Các thợ bạc lâu năm ở Cà Mau cũng không khẳng định được chúng làm từ hợp kim gì. Anh Dũng mang 3 pho tượng về cất trong nhà, pho còn lại anh bỏ vào túi đeo ở cổ.
Những đặc tính “lạ” của các tượng này chỉ được vô tình phát hiện khi trong một lần ngồi quán cà phê, anh Dũng dùng nước đá để rửa tượng thì thật bất ngờ, nước đá lập tức tan chảy rất nhanh như chạm phải vật nóng. Xem lại bức tượng đeo ở cổ thì nó đã chuyển sang nhiều màu khác nhau “giống như da tắc kè”, anh Dũng kể.
Để chứng minh, anh Dũng làm thực nghiệm các pho tượng này với nước đá. Trước sự chứng kiến của nhiều người, anh đặt tượng lên nước đá thì bức tượng lập tức “lún” vào khối nước đá đông đặc. Đun nóng tượng trên bếp gas khoảng 30 phút, chúng chuyển sang màu tím sim. Nhưng khi đưa trở lại nước thì lập tức chúng trở lại màu vàng tươi và chuyển sang rất lạnh.
Chiều 17/5, PV theo chân anh Dũng mang các pho tượng đến một cơ sở hàn gió đá ở P.5, Cà Mau để “thử lửa”. Ở nhiệt độ 2.000 độ C của “đèn khò”, các pho tượng này vẫn không hề hấn, chỉ chuyển sang màu tím và lại chuyển ngay sang vàng óng khi đưa vào nước. Anh Vũ, chủ cơ sở hàn gió đá cho biết, đã 26 năm làm nghề hàn gió đá, anh chưa từng thấy chất gì “lì” như thế.
Anh Dũng cho biết thêm, anh từng mang các pho tượng này lên để nhờ những người có thâm niên chơi đồ cổ, kể cả những người có nghiên cứu chuyên sâu về Hán - Nôm thì đều nhận được những cái lắc đầu. "Tôi mong có các nhà chuyên môn thẩm định giá trị của những pho tượng này cũng như giải thích được căn nguyên những “đặc tính lạ” của chúng", anh Dũng nói.
Pho tượng đổi màu khi tiếp xúc với nhiệt độ 2.000 độ C, nhưng lập tức trở lại màu vàng óng và nhiệt độ bình thường khi vừa tiếp xúc với nước
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?