Cách đây hơn một năm, ông bầu Đoàn Nguyên Đức của HA.GL nói một câu rất “sốc”: “Cầu thủ càng lớn càng… mất dạy”.
Bầu Thụy 'giải tán' N.Sài Gòn, bầu Trường đang đắn đo quyết định tương tự |
Nỗi bức xúc này bắt nguồn từ câu chuyện một cầu thủ trẻ do HA.GL đào tạo nhưng khi thấy nơi khác có giá chuyển nhượng cao hơn là lập tức bỏ nơi đã đào tạo mình chạy sang chỗ khác thi đấu.
Khi đã nói được câu đó, dù bị cho là hơi quá lời nó cũng đã chứng tỏ sự bất lực của những người… có tiền.
Bầu Hiển cay đắng nhìn một tiền đạo trụ cột đội tuyển qua mặt mình chạy sang đội bóng của bầu Kiên. Rồi đến chính bầu Kiên tức đến sôi mặt khi bị một “oắt con” không thèm ký thêm hơn đồng.
Các ông bầu cũng không thể dùng võ cũ, kiểu ông Hoàng Vĩnh Giang định giá hậu vệ Minh Đức từ Hà Nội đến Pleiku năm 2002 với giá… 500 đồng. Chẳng có tác dụng gì.
Có vẻ như chuyện cầu thủ “lên mặt” với ông chủ đã chuẩn bị đưa vào… sách đỏ.
Ở Ninh Bình trong màn hài kịch mang tên nợ lương - đình công - giải tán - tìm thủ phạm kết thúc một cách lãng nhách và tất nhiên cầu thủ bị đánh thẳng vào túi tiền: lương không những vẫn bị chậm mà còn bị trừ luôn 1 tháng lương.
Chẳng cái dại nào như cái dại nào.
Ở HN.T&T, nơi ông chủ CLB là người vừa có quyết định gây sốc giới ngân hàng là chuyển một cựu Tổng giám đốc Habubank xuống làm nhân viên thu hồi nợ sau khi Habubank sáp nhập vào SHB cũng đã kịp thời đưa ra một quyết định liên quan đến bóng đá: hoặc là ký hợp đồng, không lót tay hoặc ra đi. Tất nhiên, đa số sẽ chọn vế thứ nhất. Tầm này người khôn của khó, việc không dễ để tìm.
Ở Nghệ An, một thủ môn “bỗng dưng” bị nhà tài trợ cho là có khả năng bán độ. Thế là thanh lý hợp đồng, hay nói đúng hơn là… đẩy ra đường. Nó cũng là mũi tên trúng nhiều đích, dằn mặt các cầu thủ khác nhấp nhổm hết hợp đồng nhưng đòi lương cao.
Và khi VFF và các ông bầu ngồi lại với nhau, bắt đầu hình thành ra những quy định mới, nghe thì để hợp với tình hình nhưng nội dung thì xem ra có phần kỳ dị.
Chẳng hạn cấm cầu thủ nhận tiền lót tay (cái này giống như cấm nhận phong bì, phong bao), nói thì đơn giản, nhưng khó đấy. Hoặc cấm chuyển nhượng cầu thủ khi chưa đến 25 tuổi trong khi FIFA chỉ giới hạn đến 23…
Cầu thủ từng được cưng chiều như “vua” giờ phải quen dần với cách bị đối xử như… “dân”.
Ở Việt Nam, không chỉ ở lĩnh vực bóng đá, thỉnh thoảng có những quyết định rất “trời ơi” giải quyết vẫn đề hiện tại mà không hướng tới tương lai.
Quan trọng là sống phải an toàn.
Hãy nhìn các cầu thủ, họ mới là những người có nguy cơ bị “đè” ra móc túi. Nhưng giờ này, cũng thấy ít người kêu.
- Từ nay ai dùng căn cước công dân theo cách này có thể bị xử phạt lên tới 6 triệu đồng
- Cầu thủ Nguyễn Xuân Son là ai? Cơ duyên nào đưa Nguyễn Xuân Son đến với đội tuyển Việt Nam?
- Năm 2025: Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết?
- Ngành nào có thu nhập cao nhất Việt Nam?
- Thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Miền Bắc đón 2 đợt không khí lạnh, cụ thể ra sao?
- Tết dương lịch 2025 phạt vi phạm giao thông đã thu về số tiền 'khủng' này
- Sát Tết có 4 nghề 'hái' ra tiền, thu nhập cả trăm triệu/tháng mà không cần trình độ đại học
- Từ 1/1/2025, người dân ra đường vi phạm 2 lỗi này sẽ bị phạt nặng, tăng từ 30 lần đến 50 lần mức cũ