Hãng thông tấn AP mới đây cho đăng tải một bài viết cáo buộc 11 trại nuôi hổ được cấp phép của Việt Nam có dính líu đến thị trường chợ đen buôn bán động vật.
Con hổ cụt đuôi có tên Ami trong chuồng ở trại nuôi nhốt phía nam tỉnh Bình Dương |
Theo bài viết được hãng AP đăng tải ngày 27/7, chỉ tính riêng ở Đông Nam Á, việc buôn bán trái phép động vật hoang dã, kể cả hổ và tê giác, mang lại lợi nhuận ước tính lên tới 8 – 10 tỉ USD mỗi năm.
Quỹ bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (WWF) mới đây đã xếp Việt Nam là nước có tình hình bảo vệ động vật hoang dã như tê giác, hổ và voi kém nhất trong 23 quốc gia ở châu Á và châu Phi mà tổ chức này đã tiến hành khảo sát.
Một số người đề xướng việc thành lập các trang trại nuôi nhốt động vật hoang dã, bao gồm cả các trại nuôi hổ, tuyên bố những cơ sở này có thể giải tỏa áp lực đối với các loài động vật hoang dã nhờ làm giảm nhu cầu về những động vật bị săn bắt trộm.
Tuy nhiên, Vincent Nijman – một chuyên gia về buôn bán động vật hoang dã tới từ Đại học Oxford Brookes (Anh) quả quyết, ở châu Á, các trang trại như vậy thường không được kiểm soát và trở thành địa điểm buôn bán những mặt hàng cấm.
Các nhà bảo tồn nhận định, những trang trại bị buông lỏng quản lý sẽ biến thành nơi tráo trộn hổ hoang dã bị săn bắt trộm với hổ được nuôi dưỡng hợp pháp và các sản phẩm lấy từ cơ thể chúng sau đó sẽ được bán ra thị trường chợ đen. Các cơ sở này, do đó, sẽ hủy hoại những nỗ lực bảo vệ động vật hoang dã của chính phủ.
Ảnh chụp ngày 4/7 cho thấy một nhân viên tại trại nuôi nhốt phía nam tỉnh Bình Dương đang dùng dép khiêu khích con hổ trong chuồng.
Bài viết của hãng AP đã nêu trường hợp của 11 trại nuôi hổ được cấp phép ở Việt Nam, trong đó có một trang trại ở phía nam tỉnh Bình Dương, cách TP.H CM khoảng 40km, để dẫn chứng về thực trạng trên.
Tác giả bài viết còn đề cập thêm rằng, các con hổ nuôi nhốt hiện dường như chiếm một phần đáng kể trong hoạt động buôn bán hổ trái phép của thế giới. Trên thị trường chợ đen, cao xương hổ - sản phẩm mà một số người Việt Nam tin là có tác dụng giảm đau hiệu quả - có thể có giá lên tới 1.000 USD/gram.
Số lượng hổ hoang dã trên toàn cầu đã sụt giảm nghiêm trọng trong một thế kỷ qua, từ 100.000 cá thể giảm xuống còn không đầy 3.500 con. Theo tổ chức ủng hộ việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã TRAFFIC, ít nhất 200 xác hổ đã bị thu giữ vì kinh doanh trái phép trên khắp thế giới hồi năm ngoái.
Việt Nam là một trong 13 nước có hổ sinh sống hoang dã nhưng số lượng không đến 50 con trong phạm vi lãnh thổ, theo số lượng thống kê của chính phủ, bài báo viết.
Phía các nhà bảo tồn nói, hổ nuôi nhốt ở Việt Nam có tỷ lệ tử vong cao và cáo buộc các trang trại nuôi hổ thường nhập lậu hổ từ nước ngoài về. Trong khi đó, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thống kê, có 49 trong tổng số 112 con hổ ở 11 trang trại hợp pháp đã được sinh ra trong điều kiện nuôi nhốt.
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?