Ở thị trấn Đồng Văn, chỉ cần vạch kẽ lá ngón – thứ tưởng chừng như vô tri vô giác – cũng có thể nhìn thấy những số phận đang quắt quay trong nỗi buồn bạo lực...
Lá ngón hoa vàng. |
Chồng như quả núi, vợ như con rùa
Lên các vùng dân tộc Mông, hiếm thấy người phụ nữ nào đi thảnh thơi, tay không. Lúc nào họ cũng mang vác, gùi địu một cái gì đó, không đứa con thì bó củi, bó rau, bó ngô… Cả đời quần quật như vậy nhưng họ chưa bao giờ được chồng coi là được việc, bởi câu nói cửa miệng của người đàn ông Mông là: "Đàn bà con gái chả làm được gì đâu mà!”.
Mặc dù làm hướng dẫn viên Khu di tích nhà Vương ở xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn nhưng khi nói về vai trò của đàn ông, đàn bà, của chồng, của vợ trong cộng đồng người Mông, chị Vương Chính Đức vẫn rầu rầu cho biết: “Người Mông vẫn nặng tư tưởng coi trọng con trai. Ngay từ khi sinh ra, nếu đẻ con gái, nhau đem chôn vào chân giường. Thế nên phụ nữ Mông coi chồng to như quả núi”.
Ngay từ khi chào đời, bé gái người Mông đã gắn đời mình với phận làm vợ, làm mẹ lầm lụi như con rùa ở xó cửa. Hầu hết đều được dạy rằng phụ nữ không có trách nhiệm đi ra xã hội nên không cần nhiều chữ. Quan niệm ấy không những chặn đường đi học của những bé gái người Mông mà còn khiến rất nhiều phụ nữ Mông bế tắc, phải đi tìm đến lá ngón khi đối diện với vướng mắc, bạo lực trong gia đình.
Chị Vàng Thị Cầu – Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đồng Văn kể câu chuyện của chính em gái mình. Vì theo luật tục, phụ nữ Mông không được quyết các việc trong nhà, việc nhà của vợ, tiền trong nhà là của chồng nên em gái chị Cầu nửa đêm đã bị chồng (mặc dù cũng tham gia chính quyền là Phó Chủ tịch xã) tát một cái như trời giáng vì đã dám… xin tiền chồng để mua gói băng vệ sinh khi “đến tháng”. “Nửa đêm nó gọi điện cho tôi vừa kể vừa khóc. Dù đang đêm, tôi phải sang nhà nó ngay, chứ không nó nghĩ quẩn ăn lá ngón thì khổ”.
Nỗi lo ngại của chị Cầu không phải là không có lý bởi ở huyện Đông Văn, hầu như năm nào cũng có phụ nữ tự tử bằng lá ngón. Chị Cầu cho biết, năm 2012 có 15 người chết, năm 2013 có 6 người chết; năm 2014 có chị Vàng Thị Có (SN 1966) ở Bản Thùng – Ma Lé vì buồn chuyện gia đình nên đã ăn lá ngón tự tử.
Nghẹn ngào ngày trở về
Đồng Văn là một huyện vùng cao biên giới của Hà Giang, nằm sát đường biên giới Việt – Trung nên có không ít phụ nữ bị dụ dỗ sang phía bên kía biên giới. Sự ra đi của họ rất lặng lẽ và nhanh chóng đến nỗi người chồng và hàng xóm không hề hay biết. Một phụ nữ Mông ở xã Sà Phìn khi nói chuyện với PV đã “bập bẹ” lý giải bằng vốn tiếng Kinh ít ỏi của mình rằng: “chúng nó buồn bị chồng đánh, buồn phải làm việc nhiều quá nên nghe hứa tốt là đi thôi”.
Việc giải cứu những người phụ nữ bị dụ dỗ, buôn bán sang bên kia biên giới không hề dễ dàng, thế nên tưởng như mỗi phụ nữ trở về là niềm vui với cá nhân họ cũng như gia đình, cộng đồng, nhưng thực tế lại không phải vậy. Anh Vàng Mí Chơ, sinh năm 1980, một trưởng thôn ở xã Sà Phìn cho biết: “Phụ nữ về buồn lắm vì họ bị xa lánh. Hàng xóm thì xa lánh vì sợ bị dụ dỗ sang bên kia biên giới. Chồng xa lánh vì đã dám bỏ chồng ra đi”. Theo anh Chơ, người phụ nữ đã từng sang bên kia biên giới trở về thì không đàn ông nào muốn lấy làm vợ nữa.
Bản thân anh Vàng Mí Chơ cũng có người vợ là Thào Thị Dính bị lừa sang biên giới năm 2010. Sau một thời gian đi tìm không thấy tung tích, năm 2013 anh Chơ đã kết hôn với người khác. Khi được hỏi nếu như người vợ cũ trở lại, anh có nhận vợ không, anh Chơ thẳng thừng lắc đầu: “Không đâu, vì nó không trung thành nên không cần phải giữ”.
… Không sai khi nói rằng vì bế tắc trong cuộc sống gia đình, phải hứng chịu bạo lực tinh thần và thể xác là nguyên nhân chính khiến nhiều người phụ nữ Mông hoặc tìm đến lá ngón, hoặc dễ dàng nghe theo lời dụ dỗ ngon ngọt của kẻ xấu. Để rồi nếu không trả giá bằng chính mạng sống của mình thì họ cũng bị ghẻ lạnh, cô lập trong cộng đồng. Thế nên, không sai khi nói một cách hình ảnh rằng, chỉ cần vạch kẽ lá ngón – thứ tưởng chừng như vô tri vô giác – cũng có thể nhìn thấy những số phận đang quắt quay trong nỗi buồn bạo lực.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- 7 ngày nữa nếu muốn xuất nhập cảnh, công dân bắt buộc phải thực hiện quy định mới này
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành