Bệnh thành tích, háo danh của nhà trường, cha mẹ vô tình đẩy con em đến bờ vực, trở thành áp lực sợ học, sợ thi và thậm chí là sợ... sống.
Tình trạng học sinh tự tử vì áp lực thi cử đang gia tăng (ảnh minh họa) |
Mới đây nhất, là trường hợp của nam sinh Lê Kim Minh (SN 1996, ngụ phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) khi em nhận kết quả thi tốt nghiệp cách đây không lâu. Theo một số người dân chứng kiến, khoảng 23h ngày 23/6, nam thanh niên đi đến lan can cầu rồi bất ngờ gieo mình xuống dòng nước.
Nguồn tin từ người thân nạn nhân, lý do tự tử có thể do buồn phiền với kết quả kỳ thi Tốt nghiệp THPT vừa qua không được như ý, cộng với áp lực từ người thân khiến Minh nghĩ quẩn.
Có thể thấy người đẩy Minh đến hành động dại dột này không ai khác chính là những người thân của em. Một lần nữa, đây là bài học đau buồn về cách giáo dục, định hướng cũng như sự kì vọng thái quá của gia đình mà không nhìn nhận thực tế.
Có một sự thật đáng tiếc là, sau khi nhận kết quả thi hoặc sau những lần đi họp phụ huynh, các bậc cha mẹ thay vì động viên, cổ vũ con vươn lên lại không tiếc lời nhiếc móc, chửi bới và có thể vô tình dẫn các em đến cái chết bằng những câu nói chỉ đường.
Cũng trong kì thi tốt nghiệp năm nay, sau khi hoàn thành kì thi, em Vũ Quỳnh Trang, học sinh trường THPT Nguyễn Tất Thành, TP Hải Phòng, đã tìm đến cái chết. Dư luận cho rằng Trang tự tử do ngày đầu không làm được bài.
Tuy nhiên, chiều ngày 19/6, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng cho biết, kết quả thi tốt nghiệp của em Vũ Quỳnh Trang học sinh lớp 12A1, Trường THPT Nguyễn Tất Thành tự tử sau khi hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp tại Hội đồng thi số 27 Lý Thái Tổ đạt điểm khá cao, bình quân 4 môn thi đạt 7,86 điểm, tốt nghiệp xếp loại khá, trong đó Sử: 9, Địa lý: 8,5, Văn: 7 và Toán: 6.
Với kết quả này, thầy cô, bạn bè và cả lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng luyến tiếc cho Trang đã đột ngột chia tay các bạn trên con đường vào giảng đường đại học. Có lẽ do tâm lý tuổi mới lớn, lại thêm vắng bóng người cha từ sớm nên trong phút nông nổi Quỳnh Trang đã làm chuyện đau lòng sau khi hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Những câu chuyện trên gợi nhớ đến một loạt những vụ tử tự vì áp lực thi cử.
Vào ngày 5/3/2013, em Lê Chí H., học sinh lớp 7 trường THCS Hải Xuân, Hải Năng, tỉnh Quảng Trị bị gia đình la mắng do mải chơi, không lo chuyện học hành. Bứa xúc, H. đã nhảy sông tự tử.
Tiếp đó, vào tháng 4/2011, một học sinh lớp 10 trường THPT Ngô Quyền, Hải Phòng treo cổ tự tử, để lại thư tuyệt mệnh cho biết bị thầy giáo mắng trong giờ học môn Hóa.
Rạch tay tự sát vì điểm thi quá thấp, đó là câu chuyện buồn về cô nữ sinh xuất sắc của trường THPT chuyên Hùng Vương. N.T.H học rất giỏi, cuối năm lớp 12, H lại đoạt giải Ba thành phố môn Văn. H tự tin lựa chọn một trường ĐH danh tiếng. Ai cũng chắc chắn 100% H sẽ đỗ đại học.
Nhưng đến khi biết điểm thi quá thấp, thậm chí không đủ điểm sàn xét tuyển vào trường, H xấu hổ với bạn bè, gia đình, làng xóm và thất vọng với chính mình, đóng cửa phòng khóc suốt mấy ngày liền. Không ăn, không ngủ, không gặp gỡ bất cứ ai.
Tình trạng đó kéo dài hơn một tuần liền đến khi gia đình phát hiện H rạch tay tự tử. Rất may, H được cứu sống kịp thời.
Sáng 10/7/2011 tại điểm thi trường THPT Dân lập Lô-mô-lô-xôp (Hà Nội) của ĐHQG Hà Nội trong môn thi Ngoại ngữ, cũng là môn thi cuối cùng của đợt thi ĐH lần II. Sau khi bóc đề, tính thời gian làm bài được 15 phút, các giám thị coi thi phát hiện em nữ sinh mang tài liệu và lập biên bản, đình chỉ thi với trường hợp này.
Trong khi các giám thị đang lập biên bản, với tâm trạng hoảng loạn, thí sinh này đã chạy ra khỏi phòng thi, định nhảy qua lan can tự tử. Rất may các cán bộ tại đây đã kịp thời ngăn cản hành động của em nữ sinh. Khi được đưa xuống phòng y tế, nữ sinh khóc, hét rất to...
Sáng 25/4/2011, ông Nguyễn Hữu Mệnh - hiệu trưởng trường THPT Hoàng Diệu, TP. Sóc Trăng cho biết học sinh T.Q.T (học sinh lớp 12 A10) đã vào phòng vệ sinh cắt tay tự tử sau khi thi xong môn Toán. Sự việc xảy ra vào ngày 21/4. Theo ông Mệnh, vì đang vào mùa thi nên có khả năng học sinh này bị áp lực học tập hoặc do buồn chán chuyện tình cảm nên có hành động dạt dột như vậy.
Việc học sinh, sinh viên rơi vào tình trạng trầm cảm sau mỗi kỳ thi là không tránh khỏi. Nhưng việc ngăn chặn các em tìm đến những hành động dại dột là điều có thể. Thay vì mắng nhiếc, gia đình và nhà trường nên động viên kịp thời, định hướng rõ mục tiêu, con đường đi phù hợp với khả năng, đam mê của các em.
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Muốn trở thành giáo viên giỏi? - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là điều TIÊN QUYẾT!
- Điểm mới trong các kỳ thi riêng xét tuyển Đại học năm 2025
- 5 năm tới ngành nào hot: Lương lên tới 3,4 tỷ đồng/năm mà không cần bằng đại học?
- 5 ngành học hot nhất hiện nay! Cơ hội việc làm rộng mở, lương 100 triệu đồng/tháng trong tầm tay
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?