Bài văn phân tích 'cao thủ' khiến giáo viên phải 'bái phục'
Thứ hai, 24/03/2014 15:29

Bài văn được viết bằng nét chữ xấu xí, cùng với cách phân tích dở tệ, không đúng kiến thức... phải nhận điểm 1 và lời phê “bái phục” của người chấm.

Cộng đồng mạng xôn xao về bài văn lạ, phân tích 'phá cách'.

Cộng đồng mạng xôn xao về bài văn lạ, phân tích 'phá cách'.

Được chia sẻ trên Beat fanpage ngày hôm qua, ảnh chụp một bài văn viết bằng nét chữ “không thể xấu hơn” đang khiến dân mạng xôn xao. Đề bài yêu cầu phân tích một đoạn trong bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu, nhưng người làm bài đã phân tích theo cách cực kỳ hài hước, với nhiều câu viết ngô nghê, không đúng kiến thức.

Sau phần mở bài giới thiệu về tác giả với nhiều câu ca ngợi Xuân Diệu là một “nghệ sĩ lớn, nhà văn hóa lớn có sức sáng tạo mãnh liệt, bền bỉ và sự nghiệp văn học phong phú”, người làm bài chỉ giới thiệu về bài thơ “Vội vàng” mà quên nhắc đến đoạn thơ cần phân tích.

Trong phần thân bài, học sinh viết bài không chỉ thể hiện mình là một người rất sáng tạo mà còn có tài “chém gió” khi viết ra những câu diễn tả bằng ngôn ngữ nói rất hài hước: “Tôi muốn tắt nắng... thì làm sao mà tắt được? Nó không phải vật sở hữu của ông nhưng ông lại muốn tắt nó đi. Rồi sau đó lại là: “Tôi muốn buộc gió lại”. Buộc gió làm sao mà buộc được đây, nó cũng không thuộc quyền sở hữu của ông, khi đọc tới đó ta chưa hiểu ý ông muốn gì nhưng về sau: "tắt nắng đi" là "cho màu đừng nhạt mất" và "buộc gió lại" là "cho hương đừng bay đi". Vì sao lại có chuyện như thế vì ông thấy màu nắng quá đẹp ông không muốn rời xa màu nắng ấy màu vàng của thiên nhiên nên ông đã muốn tắt nó đi để giữ nó cho riêng mình, biết đâu ông tắt nắng đi mang về nhà ông lại sáng tác ra một bài thơ hay thì sao như là "Tình yêu màu nắng" chẳng hạn. Còn với gió thì ông không tắt mà ông buộc lại vì trong gió có mùi hương đặc trưng của nó mà ông cảm nhận thấy được. Rồi cũng như nắng ông nếu ông buộc được gió ông cũng sẽ mang về nhà và thả thì biết đâu ông cũng sáng hay và lãng mạn thì sao. Ví dụ như: “Cơn gió ngang qua”.

bai-van-cao-thu1

Với những câu viết "chém gió", ngô nghê, bài văn phải nhận điểm 1 cùng lời phê "Xin bái phục!". 

Cách diễn đạt, phân tích đoạn thơ trên khiến người đọc không thể nhịn cười. Học sinh viết bài đã đưa cả tên ca khúc đang gây sốt là “Tình yêu màu nắng” để thể hiện sự liên tưởng của mình với câu thơ “Tôi muốn tắt nắng đi” của Xuân Diệu. Sau một đoạn dài lan man, phần thân bài được kết luận lại bằng một câu cảm thán: “Tóm lại nhà thơ đã có ý định hết rồi em xin bái phục nhà thơ nhưng những điều đó lại trái với tự nhiên nên khó lòng mà làm được”.

Với cách phân tích “không đụng hàng”, bài văn cũng khiến người chấm phải bái phục. Thầy cô, người chấm bài đã phê “Tài phân tích của em cao thủ quá. Xin bái phục!” và tặng kèm... điểm 1 cho bài văn đầy “phá cách” này.

bai-van-cao-thu2

Cư dân mạng người thấy nực cười, người tỏ ra khó chịu khi đọc bài văn vô vị này. 

Ảnh chụp bài văn sau khi được chia sẻ lên mạng đã thu hút vô số bình luận của người đọc bởi sự hài hước của nó. Nickname Tôi là Hòa bình luận châm chọc: “Chữ xấu là dấu hiệu của thiên tài. Xin bái phục sức sáng tạo và tài chém gió của người viết”. Bên cạnh đó cũng có một vài ý kiến chê trách về việc nắm kiến thức hời hợt cùng với cách làm bài hơi thiếu nghiêm túc của học sinh chủ nhân bài văn “bá đạo” này.

Nickname Ron Nie bình luận trên Facebook: “Tại sao lại có cả ‘Tình yêu màu nắng’ ở đây? Cấp 3 mình nhớ là học sinh được học, phân tích bài ‘Vội vàng’ rất kỹ, có dốt đến đâu thì cũng có thể hiểu được rằng bài thơ của Xuân Diệu chẳng liên quan gì đến bài hát ‘Tình yêu màu nắng cả’. Viết nhăng viết cuội, thiếu nghiêm túc như vậy nhận điểm 1 là đáng!”.

Kienthuc.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020

Tag: Bài văn cao thủ , Bai van cao thu , Bai van ba dao , Bai van chem gio , Bai van la , Giáo dục