“Tôi với bà nội thay nhau trông cháu, buổi tối không có chỗ ngủ, không có tiền đành lang thang hay ngồi ghế đá cho hết đêm” chị Ngọc ở Thường Tín (Hà Nội) mệt mỏi nói.
Người nhà bệnh nhi đứng chờ kín cửa ra vào của khoa Truyền nhiễm, bệnh viện Nhi Trung ương, nhiều người ngồi bệt xuống sàn hàng lanh vì quá mệt mỏi. |
Chị Ngọc và mẹ chồng đã ở viện Nhi Trung ương gần một tuần để trông con mắc bệnh sởi. Rất may, con gái 6 tháng tuổi của chị đã ổn định hơn. Chị Ngọc cũng cho biết thêm, buổi tối chủ yếu là chị ra ngoài để nhường chỗ cho mẹ chồng.
Từ đầu tháng 4 đến nay, số ca bệnh nhi sởi nhập viện ngày một tăng khiến các bệnh viện như Nhi Trung ương hay Bạch Mai đều trong tình trạng quá tải. Cùng với những bệnh nhi là những cặp vợ chồng bỏ công việc vật vã ở bệnh viện chăm con.
Vội vã xách túi quần áo và cơm vào Khoa Truyền nhiễm, bà Trần Thị Ngọc (Hải Dương) không giấu được vẻ mệt mỏi. Bà Ngọc cho biết mình đã ăn ngủ ở bệnh viện gần một năm nay, thời gian đó gần bằng tuổi cả đứa cháu của bà.
Đứa cháu nội của bà Ngọc đã bị lây nhiễm bệnh sởi khi đi điều trị bệnh đường ruột và giờ đang nằm ở khoa cấp cứu. Bà Ngọc nói suất cơm của mình được một người đàn ông hảo tâm cho, chứ bà thì chỉ còn tiền ăn bánh mỳ.
Anh Huy ở Văn Điển (Hà Nội) cho biết: “Hai vợ chồng tôi đưa cháu lên đây từ tuần trước, trang trại ở nhà đành nhờ ông bà nội trông. Cháu vẫn còn đang yếu, không biết bao giờ mới về được”. Không có tiền mua cơm ngoài, anh Huy nhờ đứa cháu đang học ở Đại học Quốc gia ngày hai lần mang cơm vào viện.
Theo công điện của Thủ tướng Chính phủ chiều ngày 16/4, từ cuối tháng 12/2013 đến ngày 15/4/2014 đã có 3.126 trường hợp mắc bệnh, trên 8.441 người bị phát ban nghi mắc bệnh sởi; dịch bệnh đã xảy ra rải rác tại 61/63 địa phương trong cả nước. Điều này đồng nghĩa với việc những bệnh viện Trung ương sẽ vẫn tiếp tục cảnh người nhà bệnh nhi khổ sở ăn chực nằm chờ.
Một số hình ảnh người nhà bệnh nhi mệt mỏi, vật vã chăm sóc bệnh nhi bị sởi tại bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện Nhi Trung ương:
Bà Hà Thị Thơi (Yên Mỹ, Hưng Yên) mới thu xếp xong việc nhà và lên thăm cháu nội, nhưng chưa đến giờ nên bà đành phải nhìn cháu qua cửa kính.
Trong phòng cấp cứu của Khoa Truyền nhiễm, những đứa trẻ cũng mệt ngoài vì sởi như cha mẹ chúng.
11h trưa, người nhà mới được vào thăm bệnh nhi. Trong ảnh: Người nhà bệnh nhi vội vàng vào thay ca cho người thân.
Những người được thay ca thì ngồi bệt xuống hàng lang ăn cơm bụi.
Những gương mặt dù đang ăn nhưng vẫn không giấu nổi nỗi lo lắng. Câu chuyện chính trong bữa ăn của họ là con, cháu anh chị thế nào và ngày hôm nay có mấy ca bệnh nhi sởi tử vong.
Vợ chồng anh Huy không dám ăn cơm bệnh viện mà nhờ cháu mang ra để tiết kiệm tiền.
Chị Ngọc ăn vội bữa trưa để thay ca cho mẹ chồng.
Ở bệnh viện Bạch Mai, nhiều gia đình ngồi vật vã ở hành lang, nhiều người không chịu được đã ngủ mê mệt.
Trong khi đó, nhiều người phải vác chiếu đi tìm chỗ.
Buổi tối, họ chia sẻ những tấm đệm giường để phụ nữ và trẻ em có thể ngủ dưới sàn được.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%