Chỉ trong một buổi sáng, khu vực Cồn Bần Thượng đã có gần 1.000 người của xã Hương Phong kéo đến xem người dân phá mộ, gây náo động cả một miền quê.
Mảnh gạch men được cho là để xây rùa đá |
Nghi ngờ ngôi mộ chưa an táng người chết do một thầy địa cao tay xây dựng để trấn yểm "long mạch" làm nhiều thanh niên trong làng "chết yểu" và khiến nhiều người khỏe mạnh hóa điên, nên hàng trăm người dân ở thôn Thuận Hòa, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà (Thừa Thiên Huế) đã bàn bạc, quyết định đập phá ngôi mộ này. Sau khi đào bới ngôi mộ, người dân phát hiện dưới huyệt mộ (chỗ dành để áo quan người chết) có 1 con rùa đá được xây bằng gạch men... Từ đây, nhiều người đã đồn thổi, thêu dệt nên những câu chuyện hết sức ly kì, huyễn hoặc về "rùa đá" trấn yểm "long mạch". Sự thật, đây là tin đồn nhảm nhí, mê tín, dị đoan.
Từ những cái chết "bất đắc kỳ tử"
Thôn Thuận Hòa nằm ở vùng hạ lưu của dòng sông Hương, quanh năm phải đối mặt với nhiều trận lũ do nước sông lên xuống thất thường nhưng người dân nơi đây vẫn cần cù, chăm chỉ làm ăn để "nuôi chữ” cho con em. Thế nhưng, từ đầu năm 2013 đến nay, sự bình yên vốn có của vùng quê tĩnh mịch này đã bị phá vỡ, bởi trong làng xuất hiện nhiều cái chết trẻ "bất đắc kỳ tử” với những lời đồn thổi hết sức kỳ bí.
Đôi tay run run thắp lên bàn thờ đứa cháu họ tên Nguyễn Đoàn, kỹ sư công nghệ thông tin vừa đột tử, cụ ông Nguyễn Vinh (70 tuổi) khuôn mặt trầm ngâm, buồn tủi, cho biết: "Đó không phải là lời đồn, mà là có thật chú à. Thằng Đoàn là đứa thứ 4 ở cái làng ni đi làm ăn xa bị chết yểu. Mấy năm trước tốt nghiệp đại học, vì nhà quá nghèo nên không chạy chọt vào được chỗ mô hết, vì thế mà 30 tuổi đầu rồi nhưng nó vẫn chưa vợ, chưa con. Cách đây hơn 1 tuần, nó gọi điện ra bảo đã xin được vào làm kỹ sư công nghệ thông tin cho một công ty máy tính ở Sài Gòn, rồi nó bảo tui phải sống khỏe để sang năm đi cưới nó, ấy thế mà hôm sau tôi nhận được tin nó chết".
Trước cái chết của anh Đoàn, trong thôn Thuận Hòa còn có nhiều người gặp nạn chết trẻ và điều khiến người dân ở đây không thể lý giải nổi là những người chết chỉ cách nhau... đúng 100 ngày. Cứ thế, đám tang này chưa hết khói, đám tang khác lại đến khiến không khí ảm đạm, tang thương cứ bao trùm lấy ngôi làng nghèo. Nhiều cao niên trong thôn Thuận Hòa còn cho biết, chết tức tưởi và kỳ lạ nhất là cái chết của anh Nguyễn Phòng vào năm 2010.
Anh Phòng vốn là một thầy thuốc Đông y giỏi nhưng trong một lần ngồi châm cứu cho một người dân mắc bệnh trong thôn, thì bỗng dưng anh gục chết ngay trên giường của người bệnh. Anh Phòng qua đời, để lại người vợ trẻ chỉ mới 30 tuổi và đứa con nhỏ 3 tuổi. "Hồi đó, cái chết kỳ lạ của thằng Phòng khiến dân làng bàn tán xôn xao dữ lắm; vì hắn là thầy thuốc, lại là người khỏe mạnh nhất cái làng ni. Sau một thời gian, tưởng như người chết yểu trong thôn đã hết thì không ngờ, sang năm 2013 lại xuất hiện thêm nhiều cái chết "kỳ bí" tương tự.
Tát nước đổ ra
"Đầu năm là thằng Nguyễn Hữu Khoa, nó là giáo viên dạy học ở một trường vùng cao tại Cao Bằng bị tai nạn mà chết. Cách 100 ngày sau, thằng Trang, vừa tốt nghiệp đại học 2 năm và là kiến trúc sư giỏi ở TP Hồ Chí Minh cũng không may bị ngã chết. Rồi cuối tháng 7 vừa rồi, thằng Thanh làm thợ xây ở TP Đà Nằng khi đang sạc điện thoại thì bị... điện giật chết. Và mới đây là thằng Đoàn cháu tui", ông Vinh nhớ lại những cái chết trẻ thương tâm của đám thanh niên trong làng khiến nhiều gia đình rơi vào nỗi đau mất mát người thân khi "kẻ đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh".
Phá mộ, bắt "rùa đá" để giải cứu "long mạch"
Nhiều người cao tuổi ở thôn Thuận Hòa nhất quyết không tin vào những điều mê tín dị đoan trước những cái chết "liền tù tì" và những người bỗng dưng phát điên ở trong thôn. Họ cho rằng tất cả chỉ là do xui xẻo và không may. Thế nhưng đến một ngày, trong thôn Thuận Hòa lại có thêm một đám tang của một thanh niên chết trẻ, lần này, gia đình nạn nhân đã mời một thầy về cúng lễ tang để siêu độ cho người chết sớm về với "thế giới bên kia". Nghe dân làng nói trong thôn có quá nhiều người chết yểu, vị thầy sư này đã bấm một quẻ và phán rằng: "Nếu không bắt được con "rùa đá" nằm dưới ngôi mộ ở cồn Bần Thượng, thanh niên trong làng sẽ còn nhiều người chết yểu nữa" (?!).
Lúc ấy, cụ ông Nguyễn Duy Bảng (71 tuổi), Trưởng phái họ Đặng ở thôn Thuận Hòa chính là người: đứng ra nói "thầy sư mê tín" và không tin chuyện "rùa đá" trấn yểm "long mạch". Thế nhưng sau đó, cụ buộc phải tin vào những lời phán của vị thầy sư, trước những sự việc xảy ra quá sức ngẫu nhiên và ly kỳ đối với người dân trong làng.
Bên chiếu làng, cụ Bảng ngồi nhớ lại sự việc xảy ra cách đây chừng 5 năm trước. Cụ kể: Năm 2008, một người thầy địa tên Long (không rõ họ, trú xã Phú Thượng, huyện Phú Vang - NV) là sui gia với ông Nguyễn Thế Dũng trong thôn đem đến 2 triệu đồng và 1 mâm cau trầu để xin làng xây ngôi mộ ở khu vục cồn Bần Thượng (thuộc thôn Thuận Hòa-PV) nhưng dân làng không đồng ý. Một thời gian sau, người dân thấy ông Long lén lút thuê xe chở đất, thuê thợ đóng cọc tre để lấp mặt nước và tiến hành xây phần mộ để dành (mộ chưa chôn cất người chết) ngay ở trên phần đất vừa đổ. Nhìn từ xa ngôi mộ này như một ốc đảo thu nhỏ giữa bốn bề mặt nước.
"Chú không tin thì ra đó xem, khu vực cồn Bần Thượng có địa thế rất đẹp, tôi nghe các cụ đi trước bảo nơi đây là "long mạch" của làng nhưng đã bị ngôi mộ trấn yểm nên mấy hôm nay, bà con trong thôn đã kéo nhau ra đó phá cái mộ để bắt bằng được con rùa đá", cụ Bảng cho biết.
Theo lời chỉ dẫn của cụ Bảng, trong sáng 6/11, chúng tôi đã tìm đến khu vục cồn Bần Thượng. Quả thật đúng như lời cụ Bảng nói, có rất đông người dân hiếu kỳ tụ tập về khu vục trên để xem việc phá dỡ ngôi mộ. Tại hiện trường, một ngôi mộ lớn có bề ngang 8m, dài 12m, cách mặt nước chừng 3m đã bị phá bỏ hoàn toàn, còn lại phần móng và huyệt (nơi để đặt quan tài). Hai bên bờ có nhiều mảng bê tông, gạch ngói từ ngôi mộ bị người dân phá nát, chất đống ngổn ngang.
Trong khi đó, nhiều phụ nữ vẫn đang tay xẻng, tay cuốc hì hục đào đất và tát nước từ phía nền móng ngôi mộ ra ngoài với quyết tâm… "san bằng ngôi mộ thì con em trong làng không còn bị chết yểu", cầm viên gạch men, là một phần của con "rùa đá" vừa được lấy lên từ huyệt mộ, bà Đặng Thị Lài (41 tuổi) nói trong bức xúc: Mặc dù không phải là người mê tín và tui cũng không tin là có chuyện "rùa đá" trấn yểm "long mạch" chi đó nhưng khi phá bỏ được thành mộ, đào hết lớp cát đến cái huyệt để đặt quan tài, chúng tôi thấy bên trong huyệt đúng thật là có mấy viên gạch vồ và gạch men được xây thành hình con "rùa đá".
"Sau khi phá bỏ con rùa này thì mạch nước từ dưới huyệt mộ phun lên cao và chảy không ngừng. Dân làng khẳng định nơi đây chắc chắn là "long mạch" của làng bị "rùa đá" trấn yểm nhiều năm qua", bà Lài miêu tả chi tiết cảnh tìm ra được con "rùa đá".
Ông Nguyễn Văn Đáng, Trưởng thôn Thuận Hòa còn cho biết thêm: "Chúng tôi đã khuyên bà con không được tin vào những điều mê tín nhưng bà con vì quá bức xúc nên đã lập bàn thờ thắp hương cúng vái rồi mới tiến hành đào ngôi mộ. Khi đào sâu xuống đất đến gần 3m thì phát hiện trong quách mộ chỉ có một con rùa giả, được xây bằng mấy viên gạch men màu nâu. Bà con nghi ngờ chính con "rùa đá" này đã trấn yểm "long mạch", khiến người làng gặp nhiều tai họa nên đã phá bỏ ngôi mộ".
Chỉ trong một buổi sáng, khu vực cồn Bần Thượng đã có gần 1.000 người, chủ yếu là người dân ở thôn Thuận Hòa và các thôn lân cận của xã Hương Phong kéo đến xem người dân phá mộ, gây náo động cả một miền quê.
Ông Trần Viết Chức, Chủ tịch UBND xã Hương Phong cho biết: "Sự việc bắt đầu diễn ra từ ngày 4/11, lúc đầu chỉ có vài chục người dân ở thôn Thuận Hòa kéo đến phá mộ, trong đó chủ yếu là phụ nữ. Họ nói rằng, con em chết trẻ đều do họ dứt ruột đẻ ra, nuôi nấng trưởng thành và học đến đại học nhưng lại bị ám chết yểu. Chính quyền địa phương đã tổ chức tuyên truyền, vận động người dân không được kích động, tụ tập gây mất ANTT, nhưng bà con nhất quyết phải phá bằng được ngôi mộ kỳ bí ấy".
Trước sự việc hàng trăm người dân tụ tập phá một ngôi mộ để bắt "rùa đá", ông Ngô Quang Thảo, Trưởng Công an xã Hương Phong cho rằng: về mặt tâm linh, thôn Thuận Hòa có nhiều người chết gắn liền với ngôi mộ "kỳ bí" ấy có thể là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Tuy nhiên, việc hàng trăm người dân thôn Thuận Hòa tụ tập phá bỏ ngôi mộ không những gây mất ANTT địa phương, mà còn làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của cha ông bởi đào mồ mả là việc kiêng kỵ.
"Kể từ khi xảy ra vự việc, lực lượng Công an xã, dân quân tự vệ phối hợp cùng với tổ công tác Công an thị xã Hương Trà tăng cường về thôn Thuận Hòa để tuyên truyền, vận động người dân không nên tin vào những điều mê tín dị đoan để tụ tập gây rối. Chúng tôi đã báo cáo với lãnh đạo cấp trên để tiến hành phối hợp điều tra, nhanh chóng làm rõ vụ việc, xử lý nghiêm đối với những đối tượng có hành vi quá khích, tung tin đồn nhảm...", ông Thảo khẳng định.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!
- Tết Âm lịch năm nay có rơi vào đợt rét đậm, rét hại? Thời tiết cụ thể dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ thế nào?
- Tin vui: TP. HCM sắp xây dựng tòa nhà cao nhất Việt Nam, chính thức 'soán ngôi' Landmark 81
- Công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc hàng loạt chế độ trợ cấp cực lớn này
- 'Khủng' nhất Việt Nam: Ai là người vừa được thưởng Tết Nguyên đán hơn 1,9 tỷ đồng?
- Tết Âm lịch năm nay có rơi vào đợt rét đậm, rét hại? Thời tiết cụ thể dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ thế nào?
- Chọn tuổi xông nhà 2025 cần lưu ý gì? Tuổi xông đất hợp với 12 con giáp
- Công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc hàng loạt chế độ trợ cấp cực lớn này
- 'Khủng' nhất Việt Nam: Ai là người vừa được thưởng Tết Nguyên đán hơn 1,9 tỷ đồng?
- Tại sao năm Ất Tỵ 2025 Âm lịch lại có tới 384 ngày?
- Ngày đẹp trong tháng Chạp để làm những nghi lễ cuối năm quan trọng nhất trước khi Tết đến
- Trường hợp nào được đi xe máy lên vỉa hè mà không bị phạt từ 4-6 triệu đồng?
- Ba năm Tam Tai không bằng một năm Thái Tuế, vậy Thái Tuế là gì? Năm Ất Tỵ 2025, tuổi nào phạm Thái Tuế?