UBND Thành phố Hà Nội vừa quyết định chi hơn 96 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Thành phố năm 2012 để đầu tư xây dựng 2 cầu vượt tại nút Láng Hạ - Thái Hà và nút giao Chùa Bộc - Thái Hà để chống tắc đường.
|
Theo Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Huy Tưởng, Thành phố đã quyết định trích 96.600 triệu đồng (Chín mươi sáu tỷ, sáu trăm triệu đồng chẵn) từ nguồn dự phòng ngân sách Thành phố năm 2012, bổ sung kế hoạch vốn đầu tư XDCB năm 2012 cho Sở Giao thông Vận tải Hả Nội triển khai thực hiện 2 dự án: xây dựng cầu vượt tại nút giao Láng Hạ - Thái Hà và xây dựng cầu vượt tại nút giao Chùa Bộc - Thái Hà.
Thành phố giao Sở Giao thông Vận tải thực hiện, quản lý và thanh, quyết toán kinh phí đầu tư đúng quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng cùa Nhà nước và Thành phố; tăng cường chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án; đảm bảo khối lượng, chất lượng, mỹ thuật và tiến độ thực hiện dự án.
Sở Tài chính, kho bạc nhá nước Hà Nội kiềm soát thanh toán, hướng dẫn Sở Giao thông Vận tải thực hiện giải ngân, kiểm soát chi và quyết toán tiến độ ngân sách, sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng quy định pháp luật và Thành phố; đảm bảo đủ kinh phí và đạt hiệu quả tối đa nguồn vốn ngân sách Thành phố.
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Kho bạc nhà nước Hà Nội chủ động đôn đốc, hướng dẫn Chủ đầu tư tiến độ triển khai, khối lượng và giải ngân vồn thực hiện 2 dự án xây dựng cầu vượt tại nút giao: Láng Hạ - Thái Hà và Chùa Bộc - Thái Hả; đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và đúng quy định về quân lý chi phí đầu tư xây dựng của Nhả nước và Thành phố.
Công ty Cổ phần cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long được chỉ định xây dựng cầu vượt tại nút giao Láng Hạ - Thái Hà, và Công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long được giao xây dựng cầu vượt tại nút giao Chùa Bộc - Thái Hà. Trụ giữa cầu của hai dự án này sẽ được thi công ngay trong dịp Tết Nhâm Thìn, và phấn đấu thông xe trong tháng 6/2012.
Qua nghiên cứu và khảo sát, PGS-TS Phạm Huy Khang - Trưởng nhóm nghiên cứu xây dựng cầu vượt lắp ghép Đại học Giao thông vận tải cho biết, 2 nút ngã tư gồm nút giao giữa đường Huỳnh Thúc Kháng- Thái Hà và đường Láng Hạ; và ngã tư giao giữa đường Thái Hà - Chùa Bộc và đường Tây Sơn cần giải quyết cấp bách tình trạng ùn tắc giao thông bằng biện pháp thiết kế cầu vượt cho xe nhẹ và xe máy. Việc thi công cầu chỉ mất khoảng 6 tháng nhưng có thể chống ùn tắc trong 5 năm.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ủy quyền cho Chủ tịch Hà Nội xem xét, quyết định việc chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn, xây lắp cho dự án cầu vượt tại đường Lê Văn Lương - Láng và phố Nguyễn Chí Thanh - Láng. Theo kế hoạch, 2 cây cầu này sẽ hoàn thành trong năm 2012
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?