Tư thế ngủ tốt nhất cho sức khỏe, đặc biệt là cột sống và lưng, chính là kiểu nằm ngửa, hai tay duỗi thẳng đặt dọc theo hai bên người.
![]() |
|
Bạn hãy xem những tư thế ngủ sau đây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của mình nhé:
Tư thế ngủ nằm ngửa, hai tay duỗi thẳng hai bên người
Đây được xem là tư thế ngủ tốt nhất cho sức khỏe cột sống. Nó cũng tốt cho cổ, chỉ cần bạn không sử dụng quá nhiều gối. Nhưng thật không may cho những cặp đôi nếu một trong hai người quen nằm ngủ tư thế này vì nó làm gia tăng tình trạng ngáy khi ngủ. Việc ngừng thở đột ngột giữa giấc ngủ cũng có liên quan mật thiết tới tư thế nằm ngửa.
Tư thế nằm ngửa, hai tay giơ lên quá đầu
Đây còn gọi là tư thế ngủ “sao biển”, rất tốt cho lưng. Khi bạn đặt hai tay lên quá đầu, dù vòng quanh hay không vòng quanh gối, tư thế ngủ này cũng giúp phòng ngừa nếp nhăn và rạn da.
Tuy nhiên, cũng giống như khi nằm ngửa, tay xuôi, tư thế này có thể khiến bạn ngáy nhiều hơn và mắc chứng trào ngược dạ dày. Ngoài ra, việc đưa hai tay lên quá đầu có thể tạo áp lực tới các dây thần kinh trên vai và gây ra cảm giác đau nhức.
Tư thế nằm sấp
Tư thế này rất tốt cho hệ tiêu hóa. Nhưng trừ khi bạn tìm ra cách thở… xuyên qua gối, nếu ngủ sấp, bạn có xu hướng nghiêng đầu sang một bên và gây ra áp lực lớn lên vùng cổ. Nằm sấp khi ngủ cũng có thể là nguyên nhân gây đau lưng vì ở tư thế này, cột sống không hề được hỗ trợ.
Tư thế ngủ như trong bào thai
Giống như em bé khi còn nằm trong bụng mẹ, tư thế ngủ với người cuộn tròn lại, cằm nghiêng, đầu gối gập lên, có thể tạo cảm giác rất thoải mái nhưng nó lại ảnh hưởng xấu tới lưng và cổ của bạn. Việc cơ thể co gập lại khá sâu trong tư thế này cũng làm hạn chế việc hít thở. Đây cũng không phải cách an toàn nhất để chấm dứt thói quen ngủ ngáy của bạn.
Tư thế nằm nghiêng một bên với hai tay duỗi thẳng
Với tư thế này, cột sống sẽ được hỗ trợ ở mức tốt nhất vì nó đạt được độ cong tự nhiên. Chứng đau lưng và đau cổ cũng như tình trạng ngừng thở đột ngột sẽ được giảm thiểu hiệu quả.
Mặt hạn chế của tư thế ngủ nghiêng này chính là góp phần đẩy nhanh quá trình lão hóa da. Do trọng lực, nếp nhăn và ngực chảy xệ có thể trở nên phổ biến hơn.
Tư thế nằm nghiêng, với tay vươn thoải mái sang bên
Tư thế ngủ này có nhiều lợi ích tương tự như ngủ nghiêng bên với hai tay duỗi thẳng. Tuy nhiên, bất cứ kiểu ngủ nghiêng một bên nào cũng gây ra chứng đau vai và cánh tay do hạn chế trong quá trình lưu thông máu và áp lực lên dây thần kinh.
Tư thế nằm nghiêng phải
Nếu bạn là người thích nằm nghiêng khi ngủ, việc nghiêng trái hay nghiêng phải cũng có sự khác biệt. Ngủ nghiêng phải có thể làm trầm trọng tình trạng ợ nóng hay nhói tim; còn nghiêng trái lại gây áp lực lớn tới các cơ quan nội tạng như gan, phổi, dạ dày (dù nó giảm thiểu tối đa chứng trào ngược dạ dày). Đối với phụ nữ mang thai, các bác sĩ thường khuyên nên ngủ nghiêng trái vì nó giúp cải thiện tuần hoàn tới thai nhi.
Tư thế ngủ ôm gối
Không tính tới tư thế ngủ mà bạn yêu thích, khả năng cao là bạn sẽ có một giấc ngủ ngon, với ít cảm giác đau hơn vào buổi sáng hôm sau nếu hỗ trợ cơ thể mình bằng một chiếc gối.
Những người nằm ngửa có thể đặt một chiếc gối nhỏ dưới điểm cong của cột sống. Người nằm nghiêng có thể đặt gối ngủ giữa hai đầu gối. Còn người nằm sấp có thể đặt gối ngủ bên dưới hông để hỗ trợ các khớp nối và giúp thư giãn tối đa.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”


-
Muốn sống thọ phải nhờ gen bố hay mẹ? Sự thật về tuổi thọ khiến nhiều người bất ngờ!
-
Cá tốt cho sức khỏe nhưng tuyệt đối không nên ăn kiểu này, rất nhanh ung thư và bệnh tật, số 1 rất nhiều người mắc
-
Nguyên nhân gì có thể khiến cả nhà ung thư? 5 thói quen nấu nướng gây ung thư hàng đầu nhiều gia đình vẫn làm
-
Loại thịt 'bổ gấp 9 lần thịt gà': Rất quen thuộc với người Việt, nam giới ăn vào kéo dài tuổi thọ, thể lực sung mãn




-
Vì sao Hà Nội dự kiến thành lập 5 phường với diện tích 'siêu nhỏ', rộng chưa đầy 2 km2?
-
1 loại gỗ ở Việt Nam được mệnh danh là 'báu vật rừng xanh', có thời điểm giá lên tới nửa tỷ/m³
-
Trước nghỉ lễ 30/4 và 1/5, hơn 3,3 triệu người sẽ được nhận 2 khoản tiền lớn này
-
Chủ tịch xã được lựa chọn dựa theo tiêu chí nào khi sáp nhập xã, không còn cấp huyện?
-
Hơn 2 tháng nữa, thành phố cổ thứ 2 Việt Nam chỉ sau Hà Nội dự kiến sẽ không còn trên bản đồ hành chính
-
Thủ tục đăng ký biến động thay đổi quyền sử dụng đất do chia, tách, sáp nhập mới nhất
-
Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30/4 tại TP.HCM
-
Tỉnh có nhiều vàng nhất Việt Nam: Trữ lượng hơn 20 tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 Di sản thế giới