Bóng đá Việt Nam đang trải qua giai đoạn khó khăn nhưng vẫn có những ông bầu chịu chơi, không tiếc tiền đầu tư vào môn thể thao vua cũng như thể hiện đẳng cấp.
8 ông bầu nổi tiếng chịu chơi của bóng đá Việt Nam |
Bầu Đức (Đoàn Nguyên Đức)
Bầu Đức luôn khiến mọi người bất ngờ với độ chịu chơi của mình. Năm 2002, ông gây sốc cho cả Đông Nam Á khi đưa Kiatisak về chơi cho HAGL ở giải hạng Nhất cùng mức lương ước chừng 15.000 USD/tháng. Một số cầu thủ nội khác như Phi Hùng, Hữu Đang, Mạnh Dũng… cũng được đưa về với mức lương cao, không dưới 15 triệu đồng/tháng. Sau 2 năm vô địch V.League, bầu Đức còn chi hàng trăm tỷ đồng để mua Kesley, Thonglao, Lee Nguyễn nhưng đội bóng không thành công như mong muốn. Ngoài việc mua sắm cầu thủ, bầu Đức còn là người tiên phong liên kết mở học viện bóng đá tại Việt Nam. Năm 2007, ông sẵn sàng đốn mấy hecta cao su đang cho thu hoạch để xây dựng học viện HAGL-Arsenal JMG. Ảnh: Nguyễn Đăng
Tại V.League 2015, HAGL của ông không được đánh giá cao nhưng là đội bóng duy nhất tại V.League có HLV chuyên trách về thể lực, đồng thời được trang bị áo tập trị giá 50 triệu đồng/chiếc. Vừa qua, bầu Đức đổi máy bay để tiện việc kinh doanh và đi xem HAGL thi đấu khi cần thiết. Chiếc Legacy 600 có giá không dưới 20 triệu USD, cao gấp 3 lần chiếc Beechcraft King Air (có giá 7 triệu USD) được ông mua vào năm 2007. Ảnh: Spacemankind
Chiếc may bay cũ của bầu Đức từng đưa đón các cầu thủ U19 HAGL tham dự giải U21 quốc tế tại Cần Thơ vào năm ngoái. Ảnh: Tùng Lê.
Bầu Hiển (Đỗ Quang Hiển)
Bầu Hiển bắt đầu làm bóng đá từ năm 2008 khi tiếp nhận đội bóng Đà Nẵng. Chỉ trong 4 năm đầu làm bóng đá, ông đã chi không dưới 350 tỷ đồng, trong đó có bản hợp đồng với Lê Công Vinh trị giá 7 tỷ vào năm 2009. Bầu Hiển nổi tiếng là người chơi đẹp với các cầu thủ khi cầm cả xấp tiền thưởng nóng ngay trên sân bóng. Có trận, ông thưởng cho thủ môn, cầu thủ kiến tạo và ghi bàn số tiền lên đến trăm triệu đồng. Cũng như bầu Đức, bầu Hiển hiện sở hữu một đội bóng nước ngoài là SHB Champasak, chơi tại giải Lao League. Ảnh: L.T
Chiếc xe BMW 760i được bầu Hiển yêu thích. Chịu chơi nhưng không phải lúc nào những tuyên bố của ông Hiển cũng thành hiện thực. Cách đây vài năm, ông từng khẳng định sẽ liên hệ để mua 2 cựu ngôi sao của Real Madrid là Guti và Van Nistelroooy. Tuy nhiên, việc này đã bị chính Van Nistelrooy phủ nhận khi sang Việt Nam tham dự một sự kiện. Ảnh: L.T
Nguyễn Vĩnh Thọ (Navibank Sài Gòn)
Sau khi chi ra 15 tỷ để đưa Quân khu 4 vào TP HCM thi đấu ở V.League 2010, bầu Thọ đã có những tuyên bố sốc như việc mua Kluivert, Vieri về thi đấu; hợp tác với Bayern Munich. Những việc này tuy không thành nhưng vào giai đoạn đó, Navibank Sài Gòn là đội chịu chơi nhất V.League. Chỉ trong năm đầu tiên chơi V.League họ bỏ ra không dưới 80 tỷ để thuê Trung tâm huấn luyện Công an quận 5, ký hợp đồng với các cầu thủ mặc áo lính, tăng chế độ cho toàn đội so với thời gian cũ. Đến mùa giải 2011, Navibank Sài Gòn không tiếc tiền mua Quang Hải (9 tỷ đồng), Tài Em (7 tỷ), Duy Khanh, Được Em (12 tỷ)... để làm mới đội hình. Tuy nhiên, sau V.League 2012, Navibank Sài Gòn tuyên bố giải thế bởi làm bóng đá quá tốn kém (hơn 300 tỷ trong 3 năm).
Bầu Thắng (Võ Quốc Thắng)
Một thời, ĐTLA là đối trọng với HAGL ở V.League. Dưới sự lèo lái của bầu Thắng, ĐTLA rất thành công với 2 chức VĐQG liên tiếp vào năm 2005, 2006. Năm 2002, ông gây sốc khi chiêu mộ thành công tiền vệ Nguyễn Minh Phương từ Cảng Sài Gòn với giá 400 triệu đồng, kỷ lục đối với một cầu thủ nội bấy giờ. Sau này, ĐTLA không còn nhiều thương vụ gây sốc, chi tiêu không còn thoáng như trước. Họ chấp nhận bán những ngôi sao hàng đầu như Tài Em, Minh Phương, Santos, Antonio. Sau V.League 2013, bầu Thắng rút lui, nhường chiếc ghế chủ tịch CLB ĐTLA cho em trai Võ Thành Nhiệm. Ảnh: Nguyễn Nhân
Bầu Trường (Hoàng Mạnh Trường)
Năm 2007, bầu Trường bắt đầu nhảy vào bóng đá khi chi hơn 7 tỷ để mua suất hạng nhất của CLB Sơn Đồng Tâm. Kể từ đó, ông biến V.Ninh Bình thành đội bóng tốn kém bậc nhất V.League. Hàng năm, đội bóng đá của ông "ngốn" từ 70 đến 100 tỷ, bao gồm đội 1 và các tuyến trẻ.
Siêu xe của bầu Trường. Khi V.Ninh Bình lên V.League, bầu Trường mở đại tiệc chiêu đãi đội bóng ngay tại sảnh căn biệt thự trong khuôn viên nhà máy xi-măng ở Ninh Bình. Ông cũng cho khán giả đến sân được uống bia thoải mái. V.Ninh Bình cũng là đội bóng duy nhất ở V.League mà các cầu thủ quanh năm suốt tháng được ở trong khách sạn Vissai Ninh Bình. Đến tháng 1 năm nay, bầu Trường đã tuyên bố giải thể đội bóng, bao gồm cả các tuyến trẻ.
Bầu Kiên (Nguyễn Đức Kiên)
Hà Nội ACB của bầu Kiên là đội bóng tiên phong đưa một cá nhân đẳng cấp thế giới về với “ao làng” V. League - HLV Lajos Detari (1 trong 5 nhân vật vĩ đại nhất của bóng đá Hungary). Số tiền ông chi vào thị trường chuyển nhượng trong thời gian làm bóng đá không dưới 150 tỷ, trong đó đáng kể nhất là việc chiêu mộ Công Vinh năm 2012 với khoảng 12 tỷ đồng tiền lót tay. Trước khi vướng vòng lao lý, bầu Kiên được biết đến với hàng loạt hành động quyết đoán, làm thay đổi bộ mặt V.League. Ông cùng các ông bầu khác tổ chức hội nghị để thành lập công ty cổ phần bóng đá Việt Nam (VPF) vào năm 2012, lấy lại bản quyền V.League từ truyền hình An Viên (AVG)… Ảnh: Q.C
Chiếc xe Bentley với biển số cực đẹp 56P 5888 có giá khoảng 10 tỷ đồng của bầu Kiên.
Chiếc Rolls – Royce Phantom phiên bản “Year of Dragon 2012” của bầu Kiên. Ông là 1 trong 4 người Việt Nam sở hữu chiếc xe này.
Anh em bầu Thụy, bầu Thủy (Nguyễn Đức Thụy, Nguyễn Xuân Thủy)
Hai nhân vật này xuất hiện chớp nhoáng trên bầu trời V.League nhưng được biết đến là những tay chơi bóng đá dị biệt. Có lúc họ sở hữu đến 3 đội bóng gồm Sài Gòn Xuân Thành, GMIC.Quảng Nam (của đơn vị Bảo hiểm Thái Sơn), và đội hạng nhì Xuân Thành Hà Tĩnh. Trong 2 năm đầu làm bóng đá, bầu Thụy cũng đã chi ra 150 tỷ để mua sắm cầu thủ bằng những bản hợp đồng bom tấn với Phước Tứ, Đình Luật, Huỳnh Kesley, Minh Đức… Dưới bàn tay của anh em bầu Thụy, Sài Gòn Xuân Thành là đội bóng tiên phong trong việc kết hợp giữa bóng đá và showbiz. Ở V.League 2012. Ảnh: Q.C
Roll-Royce và Range Rover biển "độc" này của bầu Thụy có giá hơn 1 triệu USD. Bầu Thụy, bầu Thủy sở hữu hàng loạt siêu xe đắt tiền như Rolls-Royce Ghost, Maybach 62s, Mercedes S-Class, BMW 7-Series, Range Rover, Lexus Ls600hl, Lx570…
Chiếc Rolls-Royce Ghost có biển số "san bằng tất cả". Độ chịu chơi của anh em bầu Thụy một thời khiến những ông bầu khác phải e dè. Tuy nhiên, cả hai gắn bó với bóng đá không lâu. Cuối V.League 2013, khi Sài Gòn Xuân Thành bị VFF kỷ luật, đội bóng đã tuyên bố giải thế. Kể từ đó đến nay, TP HCM không còn đại diện ở sân chơi số 1 bóng đá Việt Nam.
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?