Những thói quen nhiều người mắc phải như liếm môi, cắn móng tay, bẻ khớp cổ lại tiềm ẩn mối nguy hiểm đối với sức khỏe.
|
Cắn móng tay
Theo Fox News, tiến sĩ Michael Shapiro, chuyên gia da liễu của New York, cho hay thói quen này khiến móng tay và phần da xung quanh dễ bị tổn thương. Điều đó tạo cơ hội cho vi khuẩn trong miệng xâm nhập vào da tay, len lỏi vào cơ thể con người, gây viêm lợi, viêm họng.
Nếu có thói quen này, bạn hãy dùng băng gạc để quấn các ngón tay để luôn nhắc nhở bản thân.
Kéo tóc
Tiến sĩ, bác sĩ Yi Lier Oster giải thích nếu thường xuyên dùng tay kéo tóc khiến phần gốc bị tổn thương, gây ra hiện tượng rụng tạm thời hoặc vĩnh viễn. Ngoài ra, da đầu bạn còn có nguy cơ lây nhiễm bệnh từ thói quen này. Thậm chí, nếu bạn kéo tóc với tần suất dày đặc thì bạn có thể đã mắc “chứng nhổ lông”. Đây là biểu hiện khi bạn muốn khống chế những kích động của thần kinh. Những người này cần được điều trị bằng liệu pháp tâm lý và thuốc.
Bẻ khớp cổ
Khi bạn bẻ khớp cổ, bộ phận đầu sẽ đột ngột nghiêng sang một bên, các khớp xương phát ra tiếng kêu răng rắc. Hành động này sẽ bạn sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Tuy nhiên, điều đó rất có hại cho các đốt sống.
Nếu bạn lặp đi lặp lại động tác bẻ khớp cổ sẽ làm tổn thương dây chằng, giảm khả năng chống chọi với những tác động từ bên ngoài của phần cổ. Charles Schmidt, Phó giáo sư y khoa thuộc Đại học Florida Alantic và Michael Graber, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, cho rằng bẻ khớp cổ dẫn tới chấn thương khớp. Nếu duy trì trong thời gian dài, thói quen này có thể gây ra viêm khớp, thậm chí đột quỵ. Nếu cảm thấy phần cổ đau mỏi, bạn có thể dùng tay để xoa bóp nhẹ nhàng, hoặc chườm bằng khăn nóng.
Sờ mặt
Một số động tác như sờ mũi, nặn mụn, chống cằm có thể làm tổn thương tới lớp biểu bì của khuôn mặt. Tiến sĩ Jessica Kelan Te, trợ lý giáo sư lâm sàng về da liễu của New York, cho rằng nếu trên mặt bạn có vết thương hoặc bị chảy máu, những động tác như sờ mũi, chống cằm sẽ gây ra nhiễm trùng và để lại sẹo vĩnh viễn. Bạn nên rửa tay thường xuyên, không nặn mụn hoặc gãi da mặt. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số loại kem dưỡng ẩm thích hợp để giải quyết vấn đề.
Nghiến răng
Theo nha sĩ Justin Phillips thuộc thành phố Chandler (Arizona, Mỹ), thói quen nghiến răng khi căng thẳng sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe răng miệng. Động tác này có thể khiến răng bị sứt mẻ, làm tổn thương và dẫn tới viêm khớp thái dương.
Liếm môi
Theo ý kiến của tiến sĩ, bác sĩ Whitney Martin thuộc bệnh viện da liễu New York, động tác liếm môi sẽ khiến da khô, nứt nẻ và gây viêm bởi trong nước bọt có chứa men tiêu hóa. Ngoài ra, TS Connolly, chủ tịch hội nghiên cứu bệnh ngoài da (New Jersey, Mỹ) cho hay, thói quen liếm môi khi căng thẳng, lo âu cũng có thể khiến phụ nữ mắc bệnh u xơ tử cung. Vì vậy, khi căng thẳng bạn có thể uống nước để giảm áp lực và giữ trạng thái cân bằng, thoải mái.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Ba loại thực phẩm cấm kỵ ăn chung với thịt bò, nhưng nhiều người vẫn mắc phải
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- Hình dáng cơ thể quyết định tuổi thọ? Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người sống trên 80 tuổi thường có hai đặc điểm
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%