Gần 3 năm qua, thanh tra phát hiện 319 vụ việc với 517 cá nhân có liên quan đến tham nhũng; chuyển cơ quan điều tra 111 vụ và 235 cá nhân 52 người đã bị xử lý.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày báo cáo của Chính phủ sáng 21/10. |
Đó là một trong những nội dung trong báo cáo của Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trình bày tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII sáng nay (21/10).
Báo cáo cho thấy, thời gian qua, công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt yêu cầu so với mục tiêu đề ra là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi. Nạn tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng.
Báo cáo cũng chỉ rõ, thời gian qua công tác phòng chống tham nhũng tiếp tục được thực hiện gắn với triển khai Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI. Đã tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 và Luật Phòng chống tham nhũng.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế, tổ chức bộ máy và thực hiện nhiều giải pháp phòng chống tham nhũng, lãng phí, tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực. Tăng cường chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra và công khai kết quả xử lý các vụ việc tham nhũng.
Nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo. Tăng cường đối thoại, giải quyết khiếu nại ngay từ cơ sở, hạn chế phát sinh mới các khiếu nại vượt cấp. Đã tập trung rà soát, ra quyết định xử lý cuối cùng theo quy định của pháp luật đối với 466 trong số 528 vụ việc tồn đọng kéo dài, bảo đảm công khai minh bạch và lợi ích hợp pháp của người dân.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan, công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt yêu cầu so với mục tiêu đề ra. Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng. Việc giám sát, thanh tra, kiểm tra hiệu quả chưa cao, ít phát hiện tham nhũng. Xử lý các vụ việc tham nhũng còn chậm.
Tình trạng nhũng nhiễu của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức gây bức xúc trong nhân dân chậm được khắc phục. Lãng phí thời gian, nguồn lực còn lớn. Ý thức tiết kiệm chưa được đề cao...
Nhiều cán bộ đã bị xử lý trong vụ án tham nhũng tại Vinalines - Ảnh minh họa.
Thời gian tới, cần thực hiện nghiêm pháp luật về phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sẽ được đăc biệt chú trọng, thực hiện tiết kiệm triệt để, nhất là trong hội họp, tiếp khách, đi công tác nước ngoài...
Hoàn thiện cơ chế chính sách, công khai minh bạch trong quản lý ngân sách, đất đai, tài nguyên, tài sản nhà nước, đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và công tác cán bộ. Tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra; xử lý nghiêm các vi phạm.
Đề cao trách nhiệm giải trình trong thực thi công vụ và trách nhiệm của người đứng đầu. Kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan chuyên trách về phòng chống tham nhũng.
Mặt khác, sẽ tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý phù hợp tại cơ sở, hạn chế phát sinh khiếu nại vượt cấp, tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại còn tồn đọng.
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%