Tâm sự gây sốc của một nhân viên người nước ngoài làm việc tại Nhật Bản dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về cuộc sống, văn hóa, phong cách làm việc của người Nhật.
|
Hết giờ, tôi tắt máy tính, lấy ví cúi chào và thông báo cho bộ phận văn phòng:"O saki ni shitsureishimasu" (Tôi xin lỗi vì đã rời đi sớm).
Để ngay lập tức họ sẽ trả lời:"Otsukaresamadeshita" (Chúng tôi biết bạn đã rất mệt mỏi, cảm ơn vì tất cả những nỗ lực của bạn).
Sau khi hết giờ làm việc, các đồng nghiệp người Nhật của tôi không nán lại văn phòng 10-30 phút mà họ sẽ ở lại văn phòng làm việc cho đến 10 hoặc 11 giờ đêm.
Trong một công ty tại Nhật, mọi nhân viên đều sẽ cảm thấy tội lỗi nếu ra về trước so với đồng nghiệp, cấp trên của mình.
Tôi đã nghỉ việc tại công ty của Nhật Bản và chuẩn bị làm việc cho một trường đại học Mỹ. Tính đến hôm nay, tôi hứa sẽ không bao giờ làm việc cho một công ty Nhật nữa.
Làm việc tại Nhật Bản với mức lương ngàn đô là mơ ước của nhiều người.
Tôi đã yêu Nhật Bản từ thuở nhỏ. Tôi xem truyện tranh, chơi các trò chơi điện tử, học về lịch sử của đất nước này. Tôi tự học tiếng Nhật ở trường trung học và tiếp tục nghiên cứu thêm về ngôn ngữ này khi học đại học.
Tôi ước mơ có thể đến Nhật làm việc. Tôi biết bằng kỹ năng văn hóa và ngôn ngữ của mình, tôi có thể làm việc tại một công ty lớn như Toyota. Mặc dù tôi đã nghe những câu chuyện kinh dị về làm việc quá sức và phân biệt đối xử tại các công ty Nhật Bản từ bạn bè. Nhưng tôi tin, tôi có thể là trường hợp ngoại lệ. Thế nhưng tôi vẫn nhận thấy 4 sự thật mà ban đầu tôi khá sốc dưới đây:
Thời gian làm việc đến tận nửa đêm
Ở Nhật, làm việc quá giờ hành chính là rất bình thường, chưa kể các ngành công nghiệp đặc thù. Nhân viên thường làm việc 14 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Có nhân viên từng thú nhận họ đã làm thêm 100 giờ mỗi tháng.
Trong thời kỳ trước (thời kỳ Nhật Bản phát triển cực thịnh vào những năm 80-90) thời gian làm thêm sẽ được chi trả. Nhưng giờ đây do kinh tế suy thoái, nhân viên không được nhận lương làm thêm giờ nữa. Về cơ bản, nhân viên sẽ được nghỉ vào lúc 5h chiều nhưng họ thường ở lại làm việc đến nửa đêm nếu công việc chưa hoàn thành.
Nhân viên Nhật Bản làm việc nhóm rất tốt và họ cảm thấy hổ thẹn nếu rời văn phòng
trước cấp trên của mình.
Họ ở lại làm việc còn để giữ “hòa khí” với các đồng nghiệp của họ nữa. Nhật Bản là một xã hội rất tập thể, vì vậy họ muốn gắn bó với nhau và làm việc theo nhóm. Nhân viên sẽ tự thấy hổ thẹn nếu họ rời văn phòng trước cấp trên của mình.
Khen thưởng và mức độ ổn định ở công việc
Ở Nhật Bản, nếu bạn làm việc chăm chỉ và đạt hiệu quả, bạn chắc chắn bạn sẽ được khen thưởng. Các mức thưởng thông qua cấp bậc và cam kết với công ty.
Nói cách khác, bạn sẽ có cấp bậc cao và thực sự cam kết với công ty khi bạn làm việc tại đó hơn 10 năm. Đây là lý do nhân viên Nhật Bản hiếm khi chuyển đổi công ty và họ thường làm việc cả đời cho một công ty nào đó.
Tại một công ty Nhật Bản, bạn sẽ không bao giờ bị sa thải. Ngay cả khi bạn làm việc kém hiệu quả hay ngủ trên bàn làm việc của bạn, bạn vẫn là một phần của công ty lớn và công ty sẽ “chăm sóc” bạn.
Mức độ ổn định trong công việc tại Nhật Bản cao hơn các nước phát triển khác. Tuy nhiên với những nhân viên bị sa thải, nhiều người trong số họ sẽ tự tử. Ở Nhật Bản, bị sa thải là điều gì đó vô cùng sỉ nhục - giống như bạn bị chính cha mẹ từ mặt. Nếu bạn đã dành cả cuộc đời để làm việc cho công ty đó thì bạn sẽ cảm thấy rất khó có thể chấp nhận khi phải sang làm cho một công ty khác.
Mức thưởng ở Nhật Bản khá cao khoảng 30.000 USD/năm, tất nhiên sẽ thấp hơn so với Mỹ( 45.000 USD/năm). Phụ nữ sẽ có mức thưởng thấp hơn (khoảng 25.000 USD/năm).
Một nhân viên bình thường tại Nhật trung bình nhận được 2 khoản tiền thưởng mỗi năm (một khoản vào tháng 1 và một khoản vào tháng 6). Với chi phí cuộc sống đắt đỏ tại Nhật thì nhiều người đã thừa nhận, nếu không có tiền thưởng, họ sẽ không thể duy trì cuộc sống. Đáng buồn thay, với tình hình suy thoái kinh tế đang diễn ra ở Nhật, những khoản tiền thưởng này đang thu hẹp lại.
Người Nhật vẫn đi làm ngay cả khi bị ốm
Khi bị bệnh, các nhân viên ở công ty Nhật vẫn đi làm và họ sẽ đeo mặt nạ. Đồng nghiệp của tôi bị bệnh đến mức anh ta không thể nói được, đang run rẩy vì sốt và chỉ có thể giao tiếp qua những tiếng thở gấp và ho.
Gần đây, chính phủ Nhật Bản đã thực thi luật buộc người lao động phải nghỉ phép
và nghỉ ốm.
Vào ngày hôm đó, anh ta đến bệnh viện trong giờ ăn trưa và được truyền máu. Anh ấy trở lại làm việc hai giờ sau đó và ở lại làm việc đến tận 11 giờ đêm.Và không ngạc nhiên, ngày hôm sau có một đồng nghiệp bị lây bệnh từ anh ta.
Về cơ bản, người Nhật thường không sử dụng ngày nghỉ phép hoặc nghỉ ốm. Thậm chí thủ tướng Abe đã cầu xin người lao độngNhật Bản sử dụng ngày nghỉ phép của mình. Gần đây, chính phủ Nhật Bản đã thực thi đạo luật buộc người lao động phải nghỉ phép và nghỉ ốm.
Nhiều nhân viên người Nhật ngủ gục trong lúc chờ tàu điện ngầm để trở về nhà.
Phân biệt đối xử đối với nhân viên người nước ngoài
Hầu hết người Nhật coi nhân viên người nước ngoài là nhân viên tạm thời. Có nghĩa là họ không được coi là nhân viên "thực sự" và hiếm khi cócơ hội thăng tiến.
Như công việc hiện tại của tôi, tôi được hưởng bảo hiểm y tế đầy đủ, không phải chịu đóng thuế và nhận được 3.000 USD/tháng. Tuy nhiên, khó khăn nhất của tôi trong công việc là cơ hội thăng tiến. Người nước ngoài sẽ rất khó có thể đạt được vị trí quản lý trở lên nếu làm việc ở Nhật.
Vì vậy, trước khi làm việc tại một công ty Nhật Bản, bạn hãy suy nghĩ thật kỹ về tương lai và sự nghiệp của mình nhé!
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- 8 trường hợp viên chức bị tinh giản biên chế theo quy định mới nhất, là ai?
- Loại gỗ đắt nhất thế giới được mệnh danh là 'vàng xanh', Việt Nam sở hữu có giá lên tới 20 tỷ đồng/kg
- Đàm Vĩnh Hưng rút đơn kiện vợ chồng ca sĩ Bích Tuyền, nguyên nhân gây ngỡ ngàng
- Tuổi nào phạm Kim Lâu năm 2025? Cách tính tuổi Kim Lâu để tránh làm nhà
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết 2025? Năm nay người Việt sẽ không được đón đêm 30 giao thừa Tết
- Khám phá viễn cảnh 'hồi sinh' khó tin của sông Tô Lịch qua công nghệ AI
- Từ ngày 25/12/2024: Người dùng Facebook cần lưu ý loạt quy định mới, biết để không bị khóa tài khoản vĩnh viễn
- Đàm Vĩnh Hưng lên tiếng vụ kiện hơn 380 tỷ: 'Không phải chuyện của mình. Làm ơn ngồi yên!'