Sau 5 năm lấy chồng, tôi đã rút ra được 4 chân lý mà theo tôi bất cứ người phụ nữ nào đi lấy chồng cũng nên thuộc lòng.
![]() |
|
Để có được hạnh phúc, để không gặp ác mộng ở nhà chồng.
Khi lấy chồng, tôi tâm niệm mình cho đi như thế nào sẽ được nhận lại như thế đó. Tôi yêu chồng 10, yêu bố mẹ chồng 8, 9 chỉ yêu bản thân 2, 3. Tôi đã luôn ảo tưởng chồng sẽ là người thay bố mẹ ruột yêu thương mình vô điều kiện còn bố mẹ chồng chính là mối duyên nợ bố mẹ-con cái thật sự của mình. Nhưng tôi đã nhầm bởi có một chân lý còn đúng hơn rất nhiều, đó là “khác máu tanh lòng”. Và tôi có cố gắng thế nào cũng không biến mình từ nước lã thành máu đào của họ. Chị em hãy nhìn vào tôi mà lấy làm bài học về cuộc sống thật sự của một người làm dâu.
Nhưng sau 5 năm cố gắng, đây là những điều mà họ đã làm “được” cho tôi:
Chị em hãy nhìn vào tôi mà lấy làm bài học về cuộc sống thật sự
của một người làm dâu (Ảnh minh họa)
Tôi trích tiền lưng để mua bảo hiểm cho chồng và con, gói bảo hiểm trong vòng 20 năm rất đắt. Mẹ chồng tôi phản đối không đồng ý, bà bảo tôi chỉ cần mua cho tôi là được rồi. Tôi chưa kịp cảm động với tình ý của mẹ chồng thì bà đã phân tích “Con mua cho chồng con nhưng con lại đứng tên là người thụ hưởng, nhỡ con có ý đồ xấu gì thì sao, tình cảm vợ chồng đâu thể nói trước. Nên con hãy mua cho con và đổi tên người thụ hưởng thành chồng hoặc con của con”. Nghe qua thì thật hợp tình hợp lý nhưng như thế rõ ràng mẹ chồng đâu phải nghĩ cho tôi? Trong khi tôi chỉ nghĩ một cách đơn giản, tôi thương ai thì mua cho người đó.
Em chồng chuẩn bị kết hôn, nhà chồng hỏi mượn tôi tiền hồi môn để làm một đám cưới thật oách, thật xứng đáng cho cô ấy. Tổng số tiền mượn là 70 triệu, tôi đưa ngay không đắn đó, vì nghĩ em ấy cũng có của hồi môn và sẽ trả lại mình sau đám cưới. Nhưng bây giờ nó đã mang bầu đến đưa thứ 2 vẫn chưa có ý định trả và mỗi lần tôi mở miệng đòi thì thế nào mẹ chồng cũng ngọt nhạt nặng nhẹ.
Anh trai tôi bị tai nạn, bố mẹ tôi điêu đứng vì có những cuộc phẫu thuật không nằm trong hạng mục bảo hiểm phải chi rất nhiều tiền. Hết cách cùng đường họ mới cầu cứu tôi. Vậy mà tôi đòi lại 70 triệu thì nhà chồng không ai đứng ra trả và tôi mượn cũng không ai chịu chi ra một xu mặc dù tôi biết ai cũng có tiền riêng. Chồng nói “anh em ruột chứ đâu phải là bố mẹ, lập gia đình rồi thì chỉ có thể lo lắng cho nhau ở mức độ tinh thần thôi”.
Mẹ chồng nói “có biết khả năng sống sót là bao nhiêu không mà phẫu thuật này phẫu thuật nọ rồi đến cuối người vẫn đi mà tiền vẫn mất”. Tôi như phát điên, hoàn toàn suy sụp vì những bộ mặt tham lam, đạo đức giả của con người đó. Họ bắt tôi dốc cạn túi vì đám cưới của con gái, em gái họ nhưng lại khuyên tôi thờ ơ với sinh mạng của chính anh trai mình. Như vậy chỉ có nhà họ mới có quyền được sống cho nhau và tôi cũng chỉ được sống cho nhà họ.
Ngẫm lại mà ân hận, với bố mẹ đẻ, tôi thường hay gắt gỏng lớn tiếng nhưng với bố mẹ chồng lúc nào cũng nhỏ nhẹ, kiên nhẫn hết sức có thể. Nghe giọng điệu tôi lúc nói chuyện điện thoại là có thể đoán ra ngay ai đang ở đầu dây bên kia. Với mẹ ruột thì giọng tôi lúc nào cũng cáu bẳn “con biết rồi, mẹ cứ nói mãi, khổ lắm”. Còn với mẹ chồng thì cứ như thể Hòa Thân hầu chuyện vua một dạ hai vâng không ngớt. Có miếng ngon, tôi để cho chồng đầu tiên, kế đến là bố mẹ chồng, có gì rơi rớt mới mang về cho bố mẹ đẻ.
Còn họ, ngoài miệng lúc nào cũng ngon ngọt đạo đức nhưng toàn là những kẻ moi tiền máu lạnh. Tôi xem họ là ruột thịt, họ xem tôi là người dưng nước lã. Tôi về nhà thăm nhà đẻ còn cố “bòn rút” tính chuyện mang về cho nhà chồng dù chỉ là con gà hay quả mướp. Còn nhà chồng nhân tiện tôi đi vắng thì kéo nhau đi hàng quán.
Không một giấy tờ nào ở nhà chồng có tên tôi, còn một xu một cắc của tôi cũng đều thuộc về nhà chồng. Tôi xem chồng là mục đích sống, nghĩ cho chồng nhiều hơn nghĩ cho bất kỳ ai. Vậy mà lúc hai mẹ con tôi bị ngã xe, anh chỉ lo lắng cho con mà chửi bới tôi như chính tôi cố ý muốn con thành ra như vậy. Trong khi tôi vì ôm con mà ngã gãy tay còn con chỉ bị xây xước. Anh còn chỉ mặt tôi đe dọa “không làm mẹ được thì cút, từ nay cấm lại gần con tôi”. Cứ cho là anh bị kích động vì lo cho con, nhưng anh có xem tôi ra gì không, có nghĩ cho tôi chút nào không?
Đừng đợi đến khi họ bạc bẽo với mình mới ân hận, hãy cứ sống cho chính mình và
ruột thịt của mình cho dù như thế sẽ là ích kỷ (Ảnh minh họa)
Tôi đúng là ngu dại, lấy chồng và sống hết lòng về nhà chồng nhưng có ai thương tôi như tôi đã thương họ. Tôi là nước lã mà cứ cố gắng làm máu đào của họ để phải chứng kiến sự tanh tao, ghẻ lạnh của nhà chồng. Biết thế này tôi cứ ở nhà với bố mẹ, cứ độc thân mà thanh thản và được yêu thương đùm bọc bởi gia đình.
Và nay, tôi đã rút ra được 4 chân lý mà theo tôi bất cứ người phụ nữ nào đi lấy chồng cũng nên thuộc lòng để có được hạnh phúc. Đó chính là: Yêu con của mình là thứ 1; yêu bản thân mình là thứ 2; yêu bố mẹ, anh chị em của mình là thứ 3; yêu chồng thứ 4 và gia đình chồng là cuối cùng. Đừng đợi đến khi họ bạc bẽo với mình mới ân hận, hãy cứ sống cho chính mình và ruột thịt của mình cho dù như thế sẽ là ích kỷ.
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu


-
Phụ nữ có hai thời điểm bộc phát 'nhu cầu' mạnh nhất, đàn ông tinh tế nhất định phải biết
-
'Mặt trái' của người IQ cao: Đọc xong, cha mẹ liệu có làm mọi cách khiến con thông minh hơn?
-
3 thứ càng to, đàn ông càng thành đạt, giàu có, thậm chí hết mực chiều vợ thương con
-
3 dấu hiệu đàn bà lẳng lơ, thích tiếp cận đàn ông đã có gia đình




-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển
-
Tin vui cho hàng triệu Giáo viên: Được xếp lương cao nhất trong thang bậc hành chính, đãi ngộ riêng biệt, thêm cơ chế bảo vệ danh dự
-
Dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập
-
Quy định mới nhất về khoảng cách bật xi nhan trước khi rẽ, người tham gia giao thông lưu ý kẻo dính phạt
-
Một tỉnh nghèo miền núi bất ngờ lọt top 5 tỉnh thành tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước, vượt mặt Hải Phòng, Quảng Ninh
-
2 tỉnh sở hữu ‘kho vàng’ lớn nhất miền Bắc: Trữ lượng nhiều vô kể, vẫn còn ‘ngủ yên’ dưới lòng đất
-
Rất nhiều người không biết: Muốn cấp đổi Căn cước, VNeID bắt buộc phải cập nhật định danh mức độ 2
-
'Qua sắp xếp, nhiều tỉnh miền núi sẽ có biển và tỉnh miền biển sẽ có núi'