Phấn rôm là sản phẩm nhiều mẹ dùng cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên việc lạm dụng và sử dụng không đúng cách sẽ khiến cho có thể gặp rất nhiều nguy hiểm đến sức khỏe.
|
1. Bôi phấn rôm trước khi đóng bỉm
Nhiều cha mẹ nghĩ khi con bị hăm nhất bị hăm ở bẹn khi dùng tã, dùng phấn rôm sẽ giúp phòng ngừa hăm tã cho bé. Vì vậy, họ thường có thói quen bôi phấn rôm vào vùng kín trước khi đóng bỉm cho con để giữ cho làn da bé được khô ráo. Tuy nhiên, việc bôi phấn rôm sau khi bé tắm và trước khi quấn tã, đóng bỉm chống hăm cực kỳ nguy hại.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai khi phấn rôm được thoa vào vùng nhạy cảm, lại bị bịt kín bởi chiếc bỉm khiến những hạt bụi phấn không thoát ra ngoài được. Điều này sẽ gia tăng tình trạng bí bách cho làn da của bé không được thoát ra ngoài mà ngược lại gây ẩm. Đồng thời các phân tử phấn rời rạc cũng không tạo thành một lớp màng bảo vệ, tạo khoảng trống cho các enzim trong chất thải xâm nhập vào da của bé gây nên tình trạng mẩn ngứa, dị ứng.
Theo Tiến sĩ Daniel Cramer, nhà dịch tễ học người Mỹ, ước tính có ít nhất 10.000 phụ nữ bị ung thư buồng trứng do có tiếp xúc trực tiếp hàng ngày với phấn xoa da trẻ em. Nhiều nghiên cứu trước đó cũng chỉ ra rằng phấn rôm làm tăng nguy cơ ung thư ở các bé gái. Việc làm dụng phấn rôm trong một thời gian dài sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư buồng trứng cao gấp 4 lần so với trẻ bình thường.
Tuyệt đối đừng lạm dụng phấn rôm cho trẻ nhỏ (ảnh minh họa)
2. Dùng phấn rôm trị rôm sảy
Các bà mẹ bỉm sữa có thói quen cứ con rôm sảy là dùng phần rôm để bôi cho bớt rôm. Theo PGS. TS. Nguyễn Tiến Dũng, phấn rôm không có tác dụng trị rôm sảy như mọi người nghĩ, thậm chí còn làm bít lỗ chân lông của trẻ, làm các bệnh hăm da, viêm da nặng hơn khi không dùng. Thường trẻ bị rôm sảy do nóng ở trong nên phát ra ngoài bằng với những biểu hiện ngứa nhiều nốt đỏ, nếu trầm trọng còn mưng mủ…
Nhiều bậc cha mẹ thấy con bị rôm sảy cuống quýt ngay lập tức lấy phấn rôm bôi lên những vùng trẻ bị rôm mọc để cho khỏi ngứa. Tuy nhiên việc lạm dụng bôi phấn rôm nhiều quá còn làm che bít lỗ chân lông của trẻ, làm mồ hôi không thoát được ra khiến trẻ càng ngứa mạnh hơn, mà khi đã không thoát được mồ hôi thì bôi phấn rôm lại càng bị rôm hơn thậm chí gây nhiễm trùng da cho trẻ.
Để phòng tránh rôm sảy, hăm tã lót cho trẻ nên dùng loại vải sợi, cotton mỏng, may rộng, thoáng, thấm mồ hôi tốt. Bố mẹ nên thay quần áo thường xuyên cho trẻ, nếu cơ thể trẻ không bị nóng nực, ít tiết mồ hôi thì rôm sảy có thể khỏi nhanh chóng.
Nên tắm thường xuyên cho trẻ để giúp cho cơ thể thoáng mát, làn da sạch sẽ, các lỗ chân lông không bị bịt kín.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”
- Phụ nữ thường xuyên đến 3 nơi này, phần lớn là 'không đứng đắn'
- Dù cha mẹ có tiền hay không, 4 loại thực phẩm này nên cho con ăn thường xuyên để bổ sung canxi và phát triển trí não
- Phụ nữ thông minh sẽ không tiếc tiền vào 3 việc này, dù giàu hay nghèo cũng phải ưu tiên
- Có thể thấy rõ một cặp đôi có thực sự yêu nhau hay không bằng cách nhìn vào ba nơi trong nhà!
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%