'Con gái đi lấy chồng chẳng khác nào bát nước đổ đi. Chẳng lẽ các chị không được bố mẹ dạy những điều cơ bản ấy?'
Mẹ chồng nào cũng muốn con dâu phải cung phụng mình, không được có ý nghĩ gì về gia đình ruột. |
Chủ đề "mẹ chồng - nàng dâu" gần đây đã được mở rộng hơn khi cánh đàn ông kêu ca rằng phụ nữ ích kỷ vì không chăm lo cho nhà chồng, còn chị em cho rằng tư tưởng ấy quá cổ hủ và phong kiến. Thời đại bình đẳng, bắt buộc phụ nữ phải cung phụng nhà chồng như thời phong kiến là điều nực cười.
Anh Phạm Kiên, trong bức thư gửi một tờ báo có viết: "Người ta vẫn nói, con gái đi lấy chồng là phải theo thói nhà chồng, gánh cả giang san nhà chồng, hưởng phúc nhà chồng. Những câu nói đó tới giờ tôi vẫn cho là nó đúng. Bởi vì sao? Bởi vì đến bây giờ người ta vẫn gọi một bên là nội, một bên là ngoại. Ngoại tức là ngoài. Con gái đã đi lấy chồng thì chẳng khác nào bát nước đổ đi. Chẳng lẽ các chị không được bố mẹ dạy cho những điều cơ bản ấy trước khi về nhà chồng?".
Trong những cuộc tranh luận, chị em đều biện luận cho hành động được các ông chồng xem là "ích kỷ" của mình rằng nếu đã sống trong một gia đình, phải cùng nhau vun đắp, không thể có chuyện bắt người khác cung phụng mình, nghe lời mình. Đó là tư duy của những người không chịu phát triển. Có rất nhiều lý do khiến chị em thờ ơ với gia đình chồng, trong đó cơ bản nhất là 3 lý do dưới đây:
1. Vì nhà chồng ích kỷ
Chị Lan, đã lấy chồng 4 năm và có một con trai hai tuổi bức xúc: "Từ lúc tôi về nhà chồng, muốn về thăm bố mẹ đẻ cũng phải xin phép. Hễ hơi quan tâm tới bố mẹ mình một chút là mẹ chồng lại khó đăm đăm. Chẳng lẽ lấy chồng rồi là phải bỏ hết bố mẹ, anh chị em, họ hàng nhà mình hay sao?"
Thực tế, có nhiều gia đình nhà chỉ biết đòi hỏi con dâu phải cung phụng nhà mình, chăm lo chồng con, đi làm về là "cắm mặt" ở nhà mới là ngoan. Nếu không làm theo những yêu cầu ấy là lập tức bị chửi bới, mắng mỏ. Nếu con dâu có quan tâm tới bố mẹ đẻ thì lại mang tiếng bòn rút của cải nhà chồng để mang về nhà mình. Trong khi hiện nay, đa số chị em đều tự lập về tài chính, năng động và có tư tưởng thoáng, cởi mở nên khó chấp nhận được tư duy ích kỷ, áp đặt của nhiều gia đình chồng.
2. Vì chồng chỉ biết đến nhà mình
Đến cả những ông chồng, vốn được học hành tử tế, tư tưởng thoáng vẫn bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ, đã làm dâu thì phải "sống làm người, chết làm ma nhà chồng". Họ luôn lo lắng cho gia đình mình, cho cha mẹ tiền bạc, chăm lo lúc ốm đau nhưng không mấy khi tự nguyện hỏi thăm bố mẹ vợ. Trong khi, đáng ra sự quan tâm dành cho hai bên phải ngang nhau.
Vì sự thiên lệch ấy khiến phụ nữ phải dành sự quan tâm cho nhà mình hơn, cảm thấy chạnh lòng và thương cha mẹ mình, nuôi con mấy chục năm mà không được phụng dưỡng.
"Chồng mình hiếm khi quan tâm đến gia đình vợ, có việc cần thì phải nhờ vả chứ không bao giờ tự nguyện. Đôi khi còn cáu khi vợ giục. Người Việt mình thật buồn cười, đàn ông lấy vợ thì chỉ biết vợ, nhưng đàn bà lấy chồng thì phải "gánh" cả gia đình chồng. Bố mẹ mình thì mình phải lo thôi, dù như vậy làm mẹ chồng rất khó chịu", chị Hương, đã làm dâu được 8 năm tại Hà Nam buồn bã kể.
"Người Việt mình thật buồn cười, đàn ông lấy vợ thì chỉ biết vợ, nhưng đàn bà lấy chồng thì phải “gánh” cả gia đình chồng".
3. Vì nhà chồng đòi hỏi quá nhiều
Không ít chị em cảm thấy bức xúc khi mình dù cố gắng bao nhiêu cũng không thể làm hài lòng mẹ chồng nói riêng và gia đình nhà chồng nói chung. Câu cửa miệng của các bà mẹ chồng thường là: "Cô chưa làm được cái gì cho nhà này đâu", mà chẳng nghĩ đến việc con dâu đã phải hy sinh những gì.
Không chỉ có tiền bạc, chuyện mang nặng đẻ đau, nuôi nấng, dạy dỗ con, chăm sóc chồng, quản lý nhà cửa, quan tâm tới nhà chồng... đòi hỏi phụ nữ phải hy sinh rất nhiều, cả thời gian và công sức. Những điều này, hiếm có người đàn ông nào có thể làm được.
Việc đánh giá người phụ nữ có hy sinh vì gia đình chồng hay không phụ thuộc vào quan điểm của mỗi người. Có người nghĩ thoáng và hiểu rộng sẽ thấy việc con dâu (vợ) phải bỏ những sở thích của riêng mình để phụng dưỡng mẹ chồng, con cái và chồng là chữ hiếu. Nhiều người khác không nhìn thấy được những điều đó, mà chỉ cho rằng việc con dâu (vợ) quan tâm tới bố mẹ đẻ là không chấp nhận được. Khi đã là tư duy, quan điểm thì không thể thay đổi trong một sớm, một chiều.
Mời bạn đọc gửi bài viết tâm sự, chia sẻ những clip, hình ảnh hay thắc mắc khó nói về tình yêu, hôn nhân đến chuyên mục Yêu và Sống và Kết nối. Mọi ý kiến chia sẻ bạn đọc có thể gửi về hòm thư: banbientap@xahoi.com.vn.
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%