Liên quan đến vụ cấp cứu 115 được ông Trần Đăng Tuấn gọi nhưng không tới, luật sư cho rằng nếu 115 bỏ bệnh nhân thì có thể truy tố ra pháp luật.
Ông Lê Như Tiến - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Giáo dục Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, đại biểu Quốc hội khóa XIII. |
115 sẽ sai nếu gọi cấp cứu mà không đến
Khoảng 21h15 ngày 23/9, một vụ tai nạn thương tâm xảy ra trên đường Hoàng Đạo Thúy (Thanh Xuân, Hà Nội). Nạn nhân là anh Trần Doãn Khánh Việt (SN 1984, trú tại Xa La, Hà Đông) bị chiếc xe Innova chèn lên người và kéo lê khoảng 50m.
Nhiều nhân chứng chứng kiến vụ tai nạn trên, trong đó có nhà báo Trần Đăng Tuấn – nguyên Phó tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, cho biết đã gọi điện báo cho cấp cứu 115 nhưng đơn vị này không có xe đến đưa người bị nạn đi cấp cứu, buộc người dân phải thuê xe taxi đưa nạn nhân đến bệnh viện. Nạn nhân đã tử vong sau đó.
Trả lời chúng tôi về sự việc này, ông Trần Văn Nam – Giám đốc Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội giải thích rằng: “Lúc đó chúng tôi đã cử xe đi, tuy nhiên, khi trực ban gọi điện kiểm tra một lần nữa vào 1 trong 4 số máy gọi cấp cứu thì chủ số máy này cho biết đã gọi taxi đưa nạn nhân đi, không cần xe cứu thương nữa. Do đó, xe quay trở lại”.
Chị Hà Thu Trang (ở số 1503 17T8 Trung Hoà - Nhân Chính) - người đã được Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội gọi điện lại - xác nhận: Lúc 21h36 ngày 23/9, chị có gọi đến 115 nhờ dịch vụ cấp cứu và đến 21h45 có điện thoại của Trung tâm 115 xác nhận thông tin thì chị đã nói là nạn nhân đi bằng taxi nên không cần 115 nữa.
Từ sự việc gây lùm xùm dư luận trên, chúng tôi đã trò chuyện với một số ĐBQH, luật sư về chức năng, nhiệm vụ hết sức quan trọng của lực lượng cấp cứu 115.
Trao đổi với PV, ông Lê Như Tiến – Phó chủ nhiệm Ủy ban Giáo dục Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, ĐBQH Khóa XIII cho rằng, trong trường hợp có người bị nạn mà gọi cấp cứu không đến thì đương nhiên lực lượng 115 đã sai.
Ông Tiến cho rằng: “Theo quy định, ngay cả người tham gia giao thông khi thấy người bị tai nạn giao thông còn phải dừng phương tiện lại để đưa người bị nạn đến nơi cấp cứu gần nhất và báo cơ quan chức năng. Huống hồ đơn vị 115 sinh ra để làm nhiệm vụ cấp cứu, nếu không đến hoặc đến trễ đến mức mà người bị nạn đã tử vong thì rõ ràng là sai”.
“Nếu kíp trực 115 có nhận được thông tin mà vì lý do gì đó như thiếu xe, vô trách nhiệm, hoặc đã cử xe đi mà người lái xe không đến để đưa nạn nhân đi cấp cứu… thì sai hoàn toàn. Theo quy định, tất cả các phương tiện tham gia giao thông đều có trách nhiệm là đưa người bị nạn đi đến bệnh viện, huống gì là cơ quan, đơn vị có chức năng đưa người đi cấp cứu mà lại không đến", ông Tiến nói.
Nếu 115 bỏ bệnh nhân có thể truy tố ra pháp luật
Trong khi đó, Luật sư Nguyễn Minh Long – Giám đốc Công ty Luật Dragon (Hà Nội) cho rằng, nếu có người bị nạn gọi xe cấp cứu không đến thì gia đình nạn nhân hoàn toàn có đủ cơ sở làm đơn gửi đến các cơ quan chức năng yêu cầu điều tra, làm rõ vai trò và trách nhiệm của cấp cứu 115.
Luật sư Nguyễn Minh Long
Luật sư Nguyễn Minh Long cho biết: “Thấy tai nạn giao thông xảy ra, gọi điện báo cho nhà chức trách là đúng. Bất cứ người dân nào cũng có thể nhận thấy việc gọi điện báo xe cấp cứu kịp thời là cần thiết. Vấn đề ở đây là trách nhiệm của lực lượng cứu thương 115, sau khi nhận được tin báo họ sẽ sắp xếp thời gian thế nào cho hợp lý.
Sau khi tai nạn xảy ra, họ có thể đến chậm, nhưng chậm bao nhiêu lại là chuyện khác. Ngành họ có quy định rất rõ về vấn đề này. Nếu quy định chỉ được phép chậm trong một khoảng thời gian nhất định nào đó mà anh đến quá chậm, hậu quả là người bị nạn tử vong thì họ đã vi phạm vào quy định của ngành và sẽ phải bị xử lý theo quy định ngành. Nguyên tắc đó thể hiện năng lực và khả năng phản ứng của nhân viên”.
“Trong trường hợp người dân đã gọi điện báo cho 115 mà họ đến chậm hoặc không đến, hoặc vô trách nhiệm… dẫn đến nạn nhân tử vong hoặc thương tích nặng thêm thì gia đình nạn nhân có thể làm đơn gửi đến các cơ quan chức năng yêu cầu họ làm rõ trách nhiệm”, Luật sư Nguyễn Minh Long nói.
“Trên thực tế thì hiện nay, pháp luật không quy định rõ về vấn đề trên, song khi cơ quan điều tra tiếp nhận đơn thư thì họ sẽ điều tra. Khi có căn cứ, nếu phát hiện đúng như đơn thư phản ánh thì vẫn có thể khởi tố, truy trách nhiệm của những cá nhân và tổ chức liên quan đến vụ chậm trễ điều xe cứu thương khiến người bị tai nạn giao thông tử vong hoặc hậu quả tăng nặng”, ông Long khẳng định.
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?