10 thói quen "phá hoại" răng của bạn
Thứ sáu, 13/04/2012 09:22

Không phải chỉ có lười đánh răng và không dùng chỉ nha khoa sẽ làm cho răng miệng sinh bệnh, mà còn nhiều thói quen xấu khác cũng có thể làm hỏng răng của bạn.

Vệ sinh răng miệng là việc rất quan trọng. Có hàm răng chắc và khỏe mạnh cũng chính là giúp bạn tự tin hơn mỗi khi cười.

1. Sử dụng răng như các công cụ: Nhiều người sử dụng răng của họ như là công cụ để mở chai hoặc một túi, cắn xé mác quần áo và có khi là để cắn dây. Răng của bạn không phải sinh ra là để thực hiện các chức năng đó. Điều này có thể có một ảnh hưởng chấn thương trên răng, dễ làm cho răng bị sứt, yếu đi hoặc vỡ.  Nó thậm chí còn có thể làm cho răng bị mòn và liên kết kém.

Ảnh minh họa

2. Nhai đá: Nhiều người có thói quen nhai đá, đặc biệt là đá còn sót lại trong một món đồ uống nào đó. Độ cứng và nhiệt độ lạnh của đá thực sự có thể làm cho răng bị gãy, làm hỏng men răng và có khi còn làm lung lay răng. Các nha sĩ khuyên rằng nên chỉ cho đá tan chảy trong miệng như kẹo thay vì nhai rau ráu.

3. Nhai những vật cứng: Nhiều người có thói quen nhai bút chì, bút mực và các vật cứng khác. Răng là để nhai thức ăn chứ không phải để nhai những thứ đó. Cũng giống như nhai đá, nhai những vật cứng có thể làm cho răng bị gãy hoặc tổn thương khác.

4. Ngậm chanh: Nếu thường xuyên ăn chanh, axit citric trong chanh có thể làm tan các khoáng chất quan trọng ở răng và làm xói mòn bề mặt ngoài của răng, làm cho chúng nhạy cảm với thực phẩm và đồ uống lạnh, dẫn đến dễ bị sứt mẻ và nứt. Điều này không có nghĩa là bạn không nên ăn chanh hay uống nước chanh mà tốt nhất không nên giữ nó trong miệng quá lâu.

Ảnh minh họa

5. Đánh răng quá mạnh: Mọi người thường nghĩ rằng đánh răng thật mạnh bằng bàn chải lông cứng sẽ làm cho răng sáng bóng hơn. Đây hoàn toàn là một sai lầm nên tránh. Khi đánh răng quá mạnh hoặc sử dụng một bàn chải đánh răng có lông cứng có thể mòn lớp men bảo vệ răng. Nó cũng có thể dẫn đến tụt nướu và răng tăng độ nhạy cảm (cảm lạnh và cảm ứng) của răng. nên chọn một bàn chải mềm và cọ răng nhẹ nhàng, đúng cách để cho kết quả tốt nhất.

6. Cắn móng tay: Cắn móng tay không chỉ có hại cho móng tay mà còn có hại cho răng của bạn. Nó có thể gây vỡ hay sứt mẻ răng răng trước đó, và sau đó tạo cơ hội cho vi trùng và vi khuẩn từ bên dưới móng tay chuyển vào miệng và gây ra sâu răng hoặc nhiễm trùng nướu răng. Cắn móng tay thường là một thói quen tiềm thức, nó là một biểu hiện của sự lo lắng đã trở nên tồi tệ hơn và thời điểm căng thẳng.

7. Nghiến răng: Tật nghiến răng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề về răng bao gồm hao mòn răng, sứt mẻ, nứt, gãy răng và lung lay. Nó cũng có thể gây đau ở các khớp xương hàm, nhức đầu và đau răng nghiêm trọng. Thói quen này thường xảy ra vào ban đêm khi ngủ như là một tiềm thức, thường là phản ứng cảm xúc của sự căng thẳng. Để hạn chế thiệt hại nó có thể gây ra, nha sĩ có thể đề nghị bạn nên đeo miếng bảo vệ răng vào ban đêm khi ngủ.

8. Uống rượu vang trắng: Nhiều người chọn rượu vang trắng vì nghĩ răng rượu vang đỏ có thể làm cho răng bị ố vàng sau này. Nhưng trên thực tế, rượu vang trắng có thể gây ra vấn đề lâu dài hơn bởi vì độ axit cao của nó. Loại axit này sẽ làm mòn men răng, để lộ ngà răng, làm cho răng xuất hiện màu vàng và có cảm giác như răng bẩn. Để bảo vệ răng miệng, nên súc miệng bằng nước sau khi bạn ăn pho mát hoặc uống rượu vang.

9. Uống quá nhiều nước giải khát: Tiêu thụ quá nhiều các thức uống ngọt có ga sẽ đóng góp vào một trong những nguyên nhân gây sâu răng. Loại đường trong thức uống này không tốt cho răng của bạn, hơn nữa, các axit trong thức uống này cũng góp phần vào sự hình thành sâu răng.

10. Mút ngón tay: Mút ngón tay là một trong những thói quen phổ biến nhất ở trẻ em, nó có thể làm cho răng cửa thấp hơn, làm cho hàm trên nhô ra ngoài  và hàm dưới đưa vào trong, trông như móm.

Đây chỉ là một vài ví dụ về thói quen gây hại có tác động đến răng miệng. Bạn bên biết để tránh nhé.

TTVN
Tag: Vệ sinh răng miệng , Bệnh răng miệng , Sâu răng , Cách phòng tránh sâu răng , Sức khỏe răng miệng