Năm 2012 qua đi, giờ là lúc nhìn lại những sự kiện thể thao thu hút được sự chú ý nhiều nhất của NHM.
Tượng đài Lance Armstrong sụp đổ vì doping |
10. Maria Sharapova và Serena Williams đi vào ngôi nhà huyền thoại
Sharapova vô địch trên mặt sân đất nện không phải là sở trường ở Roland Garros để hoàn tất bộ sưu tập Career Grand Slam (giành cả 4 Grand Slam khác nhau). Búp bê người Nga trở thành tay vợt nữ thứ 7 trong kỷ nguyên Mở cùng Steffi Graf, Martina Navratilova, Billie Jean King, Margaret Court, Chris Evert và Serena Williams có thành tích tương tự. Còn trong cả lịch sử quần vợt thế giới cũng chỉ có thêm 3 tay vợt khác làm được điều này là: Maureen Connolly Brinker, Doris Hart, Shirley Fry Irvin trước kỷ nguyên Mở.
Không lâu sau, đến lượt Serena Williams trở thành tay vợt nữ thứ 2 trong lịch sử sau Steffi Graf giành Career Golden Slam khi giành tấm HCV đơn nữ môn tennis tại Olympic London 2012.
9. Ý chí rung động con tim của VĐV không chân Oscar Pistorius
Tại Olympic 2012, VĐV điền kinh người Nam Phi Oscar Pistorius đi vào lịch sử Olympic với tư cách là người khuyết tật (không có chân) đầu tiên tranh tài ở một nội dung chạy 400m và 4x400m tiếp sức của các VĐV bình thường. Dù không thể góp mặt trong lượt đấu chung kết 400m nhưng với việc vượt qua vòng loại và thi đấu ở bán kết với thời gian 45.44, Pistorius đã trở thành biểu tượng của sự vượt lên số phận và ý chí của con người không chùn bước trước mọi khó khăn.
8. Sebastian Vettel lần thứ 3 liên tiếp vô địch F1
Sau 20 chặng đua kéo dài trong 8 tháng, Sebastian Vettel đã đăng quang kịch tính trên đường đua tốc độ F1 với chỉ 3 điểm nhiều hơn Fernando Alonso của đội đua Ferrari. Tay đua người Đức trở thành người trẻ nhất trong lịch sử F1 vô địch 3 mùa giải liên tiếp ở tuổi 25.
7. Andy Murray chấm dứt cơn khát Grand Slam của Vương quốc Anh
Sau 76 năm chờ đợi, cuối cùng Vương quốc Anh cũng có một tay vợt nam giành Grand Slam. Andy Murray đã vô địch US Open giống như huyền thoại đã quá cố Fred Perry làm được vào năm 1936. Murray cũng là tay vợt đầu tiên của Vương quốc Anh có mặt trong trận chung kết Wimbledon kể từ khi Bunny Austin năm 1938.
Trước khi vô địch US Open, Murray cũng trở thành tay vợt của Vương quốc Anh đầu tiên trong vòng 104 năm giành HCV đơn nam tại Olympic. Tay vợt sinh ra ở Scotland cũng là người đầu tiên trong lịch sử quần vợt giành HCV Olympic và US Open trong cùng một năm.
6. Thể thao Việt Nam trải qua năm “tận thế”
Dù thể thao thế giới chiếm phần lớn sự quan tâm của độc giả 24h trong năm 2012 nhưng cũng không bỏ qua những sự kiện thể thao của Việt Nam. Thể thao Việt Nam trong năm 2012 có sự kiện đáng chú ý là việc có 18 VĐV dự Olympic 2012, tranh tài ở 11 môn thi đấu. Đây là Olympic đầu tiên trong lịch sử Việt Nam có số VĐV nữ nhiều hơn nam (12 so với 6) và có độ tuổi trẻ nhất (hơn một nửa dưới 24). Dù đặt kỳ vọng khá lớn nhưng đoàn thể thao Việt Nam đã không giành được một tấm huy chương nào, đáng tiếc nhất là xạ thủ Hoàng Hoàng Xuân Vinh và lực sỹ Trần Lê Quốc Toàn kết thúc môn thi đấu ở vị trí thứ 4 bỏ lỡ cơ hội làm nên lịch sử.Dù có những sự kiện thu hút sự chú ý của độc giả như tay vợt Lý Hoàng Nam trở thành tay vợt trẻ nhất trong lịch sử Việt Nam vô địch quốc gia ở tuổi 15 hay niềm vui đến từ những môn thể dục dụng cụ… nhưng cũng có những vẫn có cả cảm giác vừa vui vừa lo khi Việt Nam giành quyền đăng cai Asian Games 2019 và cả sự thất vọng trước những vụ lùm xùm ở môn bóng bàn với vụ “gà nhà đá nhau” giữa hai tay vợt Tô Đức Hoàng và Nguyễn Tiến Đạt.
5. Roger Federer phá kỷ lục 286 tuần số 1 của Pete Sampras
Môn thể thao được độc giả quan tâm nhất sau bóng đá dĩ nhiên là tennis và việc Roger Federer giành Grand Slam thứ 17 tại Wimbledon, đồng thời san bằng kỷ lục 286 tuần ở vị trí số 1 quần vợt nam thế giới của huyền thoại Pete Sampras là sự kiện nổi bật trong mùa giải 2012. Hiện tại Federer đã có 302 tuần số 1 trên BXH ATP trước khi mùa giải 2013 bắt đầu.
4. Olympic 2012 tại London hoành tráng nhất trong lịch sử
Olympic London 2012 diễn ra từ ngày 27/7 đến 12/8 thu hút hơn 10.000 VĐV đến từ 204 quốc gia trên thế giới tranh tài ở 26 môn thể thao khác nhau. Tổng cộng đã có 32 kỷ lục bị phá ở 8 môn thể thao, trong đó môn bơi lội có nhiều kỷ lục bị phá nhất (8). Trung Quốc, chủ nhà Vương quốc Anh và Mỹ là 3 quốc gia phá nhiều kỷ lục thế giới nhất (5).
Đoàn thể thao Mỹ dù phải đối diện với sự cạnh tranh không ngừng của Trung Quốc vẫn bứt phá ở những ngày thi đấu cuối cùng và giành vị trí đầu tiên với tổng cộng 104 bộ huy chương trong đó có 46 HCV, 29 HCB và 29 HCĐ.
3. “Tia chớp” Usain Bolt phá kỷ lục Olympic ở đường chạy 100m
Một trong những tâm điểm của thể thao thế giới trong năm diễn ra Olympic là ở đường chạy 100m. Và người chạy nhanh nhất hành tinh Usain Bolt đã tiếp tục phá kỷ lục của chính mình tại Thế vận hội với thời gian 9.63 giây. Sau đó “tia chớp” người Jamaica còn giành cả HCV ở cự ly 200m (19.32 giây) và cùng đồng đội lập kỷ lục thế giới ở nội dung 4x100m tiếp sức với thành tích 36.84 giây.
Usain Bolt trở thành VĐV điền kinh đầu tiên trong lịch sử bảo vệ thành công tấm HCV ở hai cự ly 100m và 200m.
2. Michael Phelps trở thành huyền thoại của những huyền thoại Olympic
Với 4 HCV và 2 HCB tại Olympic 2012, Michael Phelps đã có tấm HCV thứ 18 ở các kỳ Olympic trong tổng cộng 22 tấm huy chương các loại trong 4 kỳ Thế vận hội liên tiếp. Kình ngư người Mỹ trở thành VĐV giành nhiều huy chương nhất trong lịch sử Olympic. Thật đáng tiếc sau chiến tích vĩ đại trên đường đua xanh, Phelps đã tuyên bố giải nghệ ở tuổi 27.
1. Bê bối sử dụng doping chấn động lịch sử của Lance Amstrong
Sự kiện làm bàng hoàng thể thao thế giới trong năm 2012 là việc Cơ quan chống doping Mỹ USADA phanh phui scandal doping trong quá khứ của cua-rơ Lance Armstrong. Đây là vụ sử dụng chất cấm khi thi đấu được đánh giá “có quy mô và tinh vi nhất trong lịch sử thể thao thế giới”.
Sau đó Cơ quan chống doping thế giới WADA và Liên đoàn xe đạp quốc tế UCI đã cấm Armstrong vĩnh viễn không được tham gia các hoạt động liên quan tới môn đua xe đạp. Đồng thời cua-rơ 41 tuổi còn bị tước toàn bộ danh hiệu kể từ ngày 1/8/1998 đến hiện tại, trong đó có 7 danh hiệu liên tiếp tại giải đua xe đạp lớn nhất hành tinh Tour de France từ năm 1999 đến 2005, những chức vô địch từng đưa Armstrong trở thành huyền thoại và là tấm gương chiến đấu với căn bệnh ung thư tinh hoàn để trở lại với đường đua.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%