Sau kỳ nghỉ lễ tết, hầu hết mọi người đều bị thâm hụt tài chính. Tuy nhiên, năm mới có thể là thời điểm lý tưởng để bắt đầu áp dụng các biện pháp ổn định tài chính, giúp bạn tiết kiệm được một khoản kha khá đấy.
|
Nếu như bạn đặt ra mục tiêu ấy thì hãy nhớ từ bỏ những thói quen gây "thiệt hại" lớn cho túi tiền của bạn dưới đây nhé:
1. Dừng tiêu pha mà không tiết kiệm
Nếu bạn tiêu rất nhiều tiền vào một thứ, từ tiền đi taxi đến tiền cà phê, hay giày dép, thì hãy thử sử dụng chúng như một biện pháp để giữ và tiết kiệm tiền. Mỗi khi bạn tiêu pha một khoản tiền, thì cũng hãy cho vào tài khoản tiết kiệm một số tiền tương tự. Phần tuyệt vời nhất là bạn không phải từ bỏ "thói xấu" tiêu pha mà vẫn tiết kiệm được một khoản mỗi khi mua cho mình một thứ gì đó.
2. Dừng mua sắm "vô tội vạ"
Ảnh minh hoạ.
Hẳn là không ít phụ nữ bị hội chứng "nghiện" mua sắm và sẵn sàng chi hết nửa số tiền lương ngay trong ngày đầu tiên lĩnh được để thoả cơn nghiện của mình. Tuy nhiên, đây thực sự là một thói quen rất xấu và khiến bạn luôn ở trong tình trạng "cháy túi", dù chưa đến cuối tháng.
Vì vậy, hãy từ bỏ thói quen mua sắm vô tội vạ bằng cách giảm thời gian "lượn lờ" những cửa hàng quần áo, thời trang, mỹ phẩm... Nếu như bạn không thể làm được điều này, hãy nhờ bố mẹ giữ hộ một phần tiền lương ngay trong ngày lĩnh đầu tiên. Chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên về số tiền bạn tiết kiệm được chỉ trong vài tháng đấy.
3. Dừng ăn trưa ở ngoài
Hầu hết mọi người đều mua bữa trưa khi làm việc để tiết kiệm thời gian, nhưng nếu bạn tự nấu bữa trưa của mình, tài khoản ngân hàng của bạn sẽ nhẹ gánh đi rất nhiều đấy. Những bữa ăn trưa ở ngoài thường đắt hơn nhiều so với đồ tự làm ở nhà. Vì vậy, hãy tiết kiệm mỗi tuần bằng cách tự nấu bữa trưa và mang theo đi làm.
4. Dừng đi cà phê mỗi ngày
Chắc hẳn nhiều người sẽ cảm thấy uể oải chỉ với ý nghĩ phải bắt đầu ngày làm việc mỗi ngày mà không có một tách cà phê. Tuy nhiên, bạn không cần phải ra ngoài uống cà phê mỗi ngày, thay vào đó, hãy tự pha lấy một tách trong phòng bếp của bạn để tiết kiệm hơn. Mua một tách cà phê mỗi ngày dường như chỉ là một số tiền nhỏ, nhưng nếu cộng dần lại thì bạn cũng tốn một khoản kha khá cho một năm "cà phê cà pháo" liên miên đấy.
Vì thế, hãy làm một tách cà phê trước khi rời khỏi nhà, và sau đó mang theo người một chai nước lọc để uống trong ngày, giúp cắt giảm chi phí.
5. Dừng chi tiền lương một cách bốc đồng
Dù là việc này có vẻ hơi khó nhưng hầu hết mọi người đều có khả năng bỏ ra một số tiền nhỏ mỗi tuần từ 30 đến 300 nghìn đồng. Số tiền nhỏ sẽ được cộng dồn và lớn dần lên. Đến cuối năm, bạn sẽ có một khoản tiền dư dả để chi trả cho các hóa đơn đột xuất.
Hãy để số tiền tiết kiệm nhỏ này vào trong một cái hộp hoặc một phong bì ở nơi dễ thấy trong nhà, để bạn có thể nhớ bỏ thêm tiền vào đó mỗi tuần.
6. Dừng rút tiền liên tục từ cây ATM
Nếu bạn rút tiền từ cây ATM cả tuần, bạn có thể tiêu nhiều hơn nhu cầu mình cần. Cố gắng tính chính xác và rút số tiền bạn cần vào đầu tuần, và sau đó tiêu trong khoảng tiền đó mà không rút thẻ ngân hàng ra một lần nữa trong tuần. Cách làm này có thể ngăn được thói quen tiêu xài "vung tay quá trán" vào những thứ xa xỉ không cần thiết như tiền taxi và đồ ăn nhẹ.
7. Dừng tiêu quá nhiều vào việc đi chơi
Đi chơi là một cơ hội tốt để hòa đồng và thư giãn. Tuy nhiên, tiền đồ ăn, đồ uống, taxi, tiền boa... là những khoản không hề nhỏ. Vì vậy, một tuần mỗi tháng, bạn hãy ở nhà để tiết kiệm tiền. Bạn có thể mời bạn bè đến nhà cùng xem một bộ phim và tài khoản của bạn sẽ "nhẹ gánh" đi rất nhiều.
8. Dừng để tiền "chảy" ra ngoài mà không ghi chép lại
Ảnh minh hoạ.
Hãy dành thời gian để ghi lại số tiền bạn sử dụng mỗi ngày và vào việc gì. Đây là cách hiệu quả để biết chính xác số tiền bạn tiêu mỗi tuần, và liệu bạn có tốn quá nhiều vào thứ mình không thực sự cần hay không. Nếu bạn đi xe bus thường xuyên, hãy thử tìm hiểu xem liệu có thể tiết kiệm hơn bằng cách mua vé xe tháng hay không. Và đừng quên thường xuyên tự đặt câu hỏi: "Mình có lãng phí tiền khi mua món đồ gì vào tuần này hay không?"
9. Dừng thói quen đi ăn hàng vào buổi tối
Chi phí ăn uống có thể rất rẻ khi bạn ăn ở nhà, nhưng đi ra ngoài và ăn hàng có thể làm tài khoản của bạn lõm gấp 3 số tiền đó. Hãy lên kế hoạch cho bữa ăn và mua các nguyên liệu cần thiết cho việc nấu nướng mỗi tuần để ngăn thói quen lười vào bếp và thích ăn ngoài.
10. Dừng ước chừng và bắt đầu tính toán
Mọi người thường phải đấu tranh để tiết kiệm khi họ không biết chính xác mình đang tiết kiệm cho điều gì. Bạn có muốn mua một ngôi nhà, một chiếc xe hoặc trả số tiền đang nợ bạn hay không? Hãy tập trung vào mục tiêu và điều mà cá nhân bạn muốn thực hiện. Khi bạn biết mình đang tiết kiệm cho điều gì, hãy tính toán để biết được chính xác số tiền đó và thời gian cần thiết để gom đủ. Chúc bạn may mắn!
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!
- Phụ nữ muốn hưởng phúc nên chọn chồng có 4 tiêu chí vàng cổ nhân truyền lại, đảm bảo cuộc sống luôn viên mãn
- Bí quyết '5 chữ' dạy 3 con gái thành CEO và giáo sư đại học nổi tiếng thế giới
- Tâm sự riêng tư của phụ nữ: Một người phụ nữ trong đời có bao nhiêu đàn ông là vừa đủ?
- 4 điều về già tuyệt đối không nói với con nhất là chuyện tài sản
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?