Ngay từ khi ra đời, không quân đã nhanh chóng đóng vai trò chủ chủ chốt trong tác chiến hiện đại. Cùng với đó, những loại máy bay “siêu khủng” cũng được sản xuất để đáp ứng nhu cầu chiến đấu.
F-22 Raptor (Ảnh minh họa) |
Dưới đây là những loại máy bay chiến đấu "khủng" nhất của không quân các nước. (Đánh giá trên dựa vào đóng góp của chúng tại thời điểm được "biên chế").
10. F-22 Raptor
F-22 Raptor là sản phẩm của tập đoàn chế tạo máy bay chiến đấu Lockheed Martin. Là máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm, F-22 Raptor được trang bị công nghệ tàng hình thế hệ thứ tư. Khi được đưa vào sử dụng, F-22 Raptor đã giúp không quân Mỹ giành ưu thế trước đối thủ trực tiếp, không quân Nga.
Ngoài những khả năng thông thường của một máy bay chiến đấu, F-22 Raptor có thể đảm nhận nhiệm vụ tấn công mặt đất, chiến tranh điện tử và trinh sát. Được biên chế trong không lực hoa Kỳ vào tháng 12/2005 với tên chính thức F-22A, theo giá thành lô hàng đầu tiên, mỗi chiếc F-22A được mua với số tiền 339 triệu USD (bao gồm cả phí nghiên cứu). Sau đó, giá loại máy bay này giảm xuống còn 120 triệu USD và vẫn đang được quân đội Mỹ đặt mua.
9. Messerschmitt Me 262 Schwalbe (Chim Nhạn)
Messerschmitt Me 262 Schwalbe là máy bay phản lực chiến đấu đầu tiên trên thế giới. Được Đế quốc Đức sản xuất trong thế chiến thứ II, máy bay này đã tạo ra cho quân đội Đức một ưu thế vô cùng lớn trong chiến đấu. Chiếc máy bay đầu tiên được đưa vào biên chế quân đội Đức năm 1944.
Sở dĩ chiếc máy bay được đặt tên là Chim Nhạn bởi khả năng cất cánh, tấn công con mồi, tiêu diệt mục tiêu một cách chóng vánh của loài chim này. Tuy không thể giúp quân Đức lật ngược được thế cờ nhưng Messerschmitt Me 262 Schwalbe đã có những ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của máy bay chiến đấu sau này.
8. MiG-25
Mikoyan-Gurevich MiG-25 là tên đầy đủ của loại chiến đấu cơ biên chế trong Không quân Liên Xô một thời thống trị bầu trời. MiG-25 là loại máy bay chiến đấu đánh chặn, trinh sát và ném bom siêu thanh được Liên Xô nghiên cứu và chế tạo. Mẫu MiG-25 đầu tiên được thử nghiệm năm 1964 sau đó được đưa vào biên chế năm 1970.
Được trang bị radar cực mạnh cùng với 4 tên lửa không đối không, sự xuất hiện của MiG-25 đã làm các quan chức quân sự phương Tây hốt hoảng. Mọi thông tin về chiếc máy bay này hoàn toàn nằm trong bí mật cho tới khi một phi công phản bội lái chiếc MiG-25 sang Nhật Bản. Một vài mẫu máy bay chiến đấu MiG-25 hiện vẫn đang phục vụ trong quân đội Nga và nhiều nước khác trên thế giới.
7. British Aerospace Sea Harrie
Là máy bay phản lực của Không quân Hoàng gia Anh, Sea Harrie có khả năng tiêm kích, trinh sát và tấn công. Được đưa vào biên chế tháng 4/1980, Sea Harrier đóng vai trò hết sức quan trọng trong tác chiến của quân đội Anh.
Sea Harrier là loại chiến đấu cơ một chỗ, nó được trang bị tên lửa không đối không nhằm tăng khả năng tác chiến. Những chiếc Sea Harrie cũng đã kịp tham chiến trong Chiến tranh Falkland với Argentina năm 1982. Chúng cũng có khả năng cất cánh từ tàu sân bay và góp phần không nhỏ vào tổn thất của không quân đối phương.
6. Mitsubishi A6M Zero
Là máy bay tiêm kích đặc chủng trang bị trên tàu sân bay, Mitsubishi A6M Zero được Không quân Đế quốc Nhật Bản sử dụng từ năm 1940. Vào thời điểm được sử dụng, Mitsubishi A6M Zero là máy bay chiến đấu trang bị cho tàu sân bay hiện đại nhất trên thế giới với động cơ khỏe và tầm bay xa. Khi mới xuất hiện, nó được tôn vinh là một huyền thoại và góp công lớn vào những chiến thắng của quân Nhật.
Tuy nhiên, sau 2 năm làm chủ bầu trời, Mitsubishi A6M Zero đã bị những loại máy bay và chiến thuật tác chiến mới của quân đồng minh khắc chế. Dù vậy, loại máy bay này vẫn được sử dụng tới khi Đế quốc Nhật hoàn toàn bại trận năm 1945.
5. F-16 Fighting Falcon
F-16 Fighting Falcon là máy bay chiến đấu phản lực hạng nhẹ của Không quân Mỹ. Nó đã trở thành loại máy bay chiến đấu đa nhiệm vụ thành công nhất thế giới với hơn 4.000 chiếc được chế tạo và xuất khẩu kể từ khi được đưa vào biên chế không quân Mỹ năm 1976. Hiện nó đang đóng vai trò quan trọng, chủ lực trong không quân của 24 quốc gia trên toàn thế giới.
Hiện tại, Không quân Mỹ đã không còn sử dụng F-16 Fighting Falcon nhưng loại máy bay này vẫn được chế tạo để phục vụ xuất khẩu nhờ khả năng tăng tốc cực tốt, tốc độ bay nhanh, hoạt động linh hoạt và hỏa lực tấn công mạnh. F-16 Fighting Falcon được trang bị tên lửa không đối không, không đối đất, bom… giúp nó thực sự hủy diệt trong chiến đấu. Đây cũng là loại máy bay tham gia khá nhiều hoạt động chiến đấu bởi độ phổ dụng của nó.
4. MiG-15
MiG-15 là máy bay tiêm kích phản lực thế hệ thứ nhất của không quân Liên Xô xuất hiện vào ngày 30/12/1947 và được đưa vào sử dụng trong năm 1950. Được thiết kế với kiểu dáng cánh xuôi, MiG-15 đã làm chủ bầu trời Triều Tiên trong chiến tranh Liên Triều với sự tham gia của không quân Mỹ. Trong những năm đầu cuộc chiến, MiG-15 thực sự là cơn ác mộng đối với phi công đối phương bởi khả năng vượt trội của nó.
Người ta tin rằng, MiG-15 là loại máy bay chiến đấu được sản xuất nhiều nhất với khoảng 12.000 chiếc và nếu tính cả những chiếc được sản xuất bên ngoài lãnh thổ Liên Xô thì loại máy bay này có tới 18.000 chiếc. MiG-15 đã tạo ra cuộc cách mạng đối với việc sản xuất máy bay chiến đấu trên toàn thế giới bởi thiết kế cách xuôi ưu việt của nó.
3. Messerschmitt Bf 109
Là máy bay tiêm kích chiến đấu của Đức trong Thế Chiến II, Messerschmitt Bf 109 mang những đặc điểm của một loại chiến đấu cơ thực thụ. Messerschmitt Bf 109 luôn chiếm ưu thế trên không, hộ tống ném bom, tiêm kích đánh chặn, tấn công mặt đất và làm nhiệm vụ trinh sát, nó đã ghi được số chiến công nhiều hơn bất cứ loại máy bay nào tham gia Chiến tranh Thế giới thứ Hai.
Nhờ khả năng ưu việt, một số lượng lớn máy bay tiêm kích Messerschmitt Bf 109 đã được sản xuất trong suốt chiến tranh. Người ta ước tính có tới 30.573 chiếc Messerschmitt Bf 109 được sản xuất. Chúng chiếm 47% tổng số máy bay do Đức sản xuất và chiếm phần đông trong biên chế quân đội Phát xít.
2. F-4 Phantom của Mỹ và MiG-21 của Nga
Cùng được xếp vị trí thứ hai trong danh sách những máy bay chiến đấu khủng nhất mọi thời đại là F-4 Phantom của Mỹ và MiG-21 của Nga bởi sự ngang tài ngang sức của hai loại chiến đấu cơ này.
F-4 Phantom của Mỹ là loại máy bay tiêm kích ném bom tầm xa, có khả năng bay với tốc độ siêu âm và hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Nó được trang bị trong không quân Mỹ từ năm 1960 tới 1996, tham gia hàng loạt cuộc chiến lớn trong đó có chiến tranh Việt Nam.
Dù có kích thước khá lớn cùng với trọng lượng tối đa khi cất cánh lên tới 27.000kg nhưng F-4 Phantom vẫn có khả năng đạt tới vận tốc siêu âm cùng khả năng bay lên cao tối đa là 210m/s. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn kể từ khi xuất hiện, F-4 Phantom đã liên tiếp phá 16 kỉ lục thế giới bao gồm kỉ lục bay đạt 2.585.086km/h và đạt độ cao kỉ lục lên tới 30.040m.
Với 9 giá treo vũ khí ở trên thân và cánh, F-4 Phantom có thể mang được 8.480 kg vũ khí bao gồm tên lửa không đối không, không đối đất, các loại bom có điều khiển và không điều khiển, và cả bom hạt nhân.
MiG-21 của Nga là máy bay tiêm kích phản lực được biên chế trong không quân Liên Xô. Chuyến bay đầu tiên của MiG-21 được tiến hành ngày 14/06/1956 sau đó được chính thức giới thiệu năm 1959. MiG-21 được xuất khẩu sang 50 quốc gia ở trên bốn lục địa. Hiện MiG-21 vẫn được sử dụng trong không quân nhiều nước, sau 50 năm kể từ khi nó xuất hiện.
Sự ra đời của MiG-21 đã đưa không quân Liên Xô vượt xa đối thủ trong một thời gian khá dài. Nó cũng là loại máy bay phản lực được sản xuất nhiều nhất trong lịch sử hàng không và là loại máy bay chiến đấu có thời gian sử dụng lâu nhất. Dù được sản xuất từ khá lâu nhưng tốc độ tối đa của MiG-21 vẫn là sự phấn đấu của các loại chiến đấu cơ sau này.
MiG-21 là loại máy bay chiến đấu duy nhất có thể tấn công trực tiếp để hạ gục pháo đài bay B-52 của Mỹ cho tới năm 2010. Ba chiếc MiG-21 bắn hạ pháo đài bay B-52 của Mỹ đều do các phi công Việt Nam điều khiển trong hai năm 1971 và 1972.
1. F-15 Eagle
F-15 Eagle là một kiểu máy bay tiêm kích chiến thuật kết hợp với cường kích hai động cơ phản lực của không quân Mỹ. Nó được thiết kế hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, chiếm lĩnh và duy trì ưu thế tấn công trên không. Nó được đưa vào bay thử lần đầu tiên ngày 27/7/1972. Chính thức được đưa vào hoạt động năm 1989, F-15 Eagle được dự kiến sẽ góp mặt trong không quân Hoa Kỳ tới năm 2025.
F-15 Eagle được trang bị 4 loại vũ khí không đối không khác nhau như tên lửa AIM-7F/M Sparrow hay AIM-120 AMRAAM các tên lửa không đối không tầm trung hiện đại ở góc thấp dưới thân, tên lửa AIM-9L/M Sidewinder hay tên lửa AIM-120 tầm xa được trang bị trên hai đầu cánh cùng với một pháo 20mm ở bên cạnh cửa hút gió cánh phải. Ngoài ra, F-15 Eagle có thể tiêu diệt được vệ tinh nếu như nó được trang bị tên lửa thích hợp. Tính tới thời điểm hiện tại, đây là loại máy bay duy nhất có khả năng này.
Tuy nhiên, F-15 Eagle được hoàn thiện dựa trên thiết kể của máy bay Liên Xô MiG-25. Sự tiến bộ vượt trội của MiG-25 đã được phía Mỹ sử dụng khi một viên phi công Liên Xô phản bội đưa chiếc MiG-25 lọt vào tay Mỹ. Nó như một món quà trời ban cho người Mỹ để đưa F-15 Eagle đứng đầu danh sách những chiến đấu cơ “khủng” nhất mọi thời đại.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?