Những năm gần đây xuất khẩu lao động (XKLĐ) sang thị trường Hàn Quốc hấp dẫn với đông đảo người dân Bắc Giang bởi thu nhập cao, chi phí thấp. Nhưng cánh cửa vào thị trường này không rộng, bởi yêu cầu về trình độ tiếng và tay nghề khắt khe.
|
Tỷ lệ thi đỗ tiếng Hàn thấp
Theo ông Trần Văn Hà, Trưởng phòng Việc làm - An toàn lao động, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB và XH), bình quân một tháng người lao động xuất khẩu (LĐXK) tại Hàn Quốc thu nhập từ 1,2-1,5 nghìn USD. Tuy nhiên, để được sang thị trường này làm việc, người lao động phải trải qua kỳ sát hạch tiếng Hàn. Hiện nay, Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc áp dụng hai mức thi tiếng cho lao động nước ngoài, trong đó có người Việt Nam: Chương trình EPS (phổ thông) và chương trình Thẻ vàng (chuyên gia). Chương trình Thẻ vàng đòi hỏi người lao động phải giỏi ngoại ngữ và có kinh nghiệm làm việc, nên thời gian qua, hầu hết lao động trong tỉnh thi tiếng theo chương trình phổ thông.
Người lao động đổ xô đăng ký thi tiếng Hàn tại Trung tâm giới thiệu việc làm Bắc Giang.
Số lao động dự thi đều trải qua lớp học tiếng do các trung tâm, cá nhân tổ chức. Tuy nhiên, tỷ lệ đỗ qua các kỳ thi không cao, bình quân chỉ đạt 35%. Năm 2011, toàn tỉnh có 3.593 người dự thi tiếng Hàn, chỉ 980 người đạt yêu cầu (27,2%). Giải thích cho tỷ lệ đỗ thấp, có hai lý do được cho là cơ bản nhất: Do người lao động không chịu học, nhiều người biết tiếng lơ mơ vẫn đăng ký dự thi và do chất lượng đào tạo không bảo đảm (giáo trình chưa thống nhất, thời gian học ít…). Việc kiểm tra các đơn vị dạy tiếng của cơ quan chức năng chưa thường xuyên trong khi có rất nhiều nơi mở lớp dạy tiếng, hơn nữa lực lượng làm nhiệm vụ này không nhiều. Ông Trịnh Xuân Hưng, Chánh Thanh tra Sở LĐ-TB và XH khẳng định: "Thời gian tới chúng tôi kiểm tra nghiêm các điểm dạy tiếng trên địa bàn. Đơn vị nào không bảo đảm sẽ rút giấy phép".
Cánh cửa hẹp
Không chỉ lao động trượt ở kỳ thi tiếng Hàn phải ở nhà, mà nhiều lao động thi đỗ cũng trong cảnh khắc khoải đợi chờ. Thống kê của phòng Việc làm - An toàn lao động (Sở LĐ-TB và XH) chỉ khoảng 75-80% lao động đã trúng tuyển các kỳ thi tiếng được sang Hàn Quốc làm việc. Trong 2.366 lao động đỗ các kỳ thi 2 năm (2010- 2011) mới có 800 lao động được sang xứ sở Kim Chi làm việc. Số còn lại đã làm hồ sơ và đang đợi chủ doanh nghiệp phía Hàn Quốc tuyển chọn. Vẫn theo ông Trần Văn Hà, các doanh nghiệp Hàn Quốc tuyển người rất kỹ, ngoài trình độ tay nghề, tiếng, họ còn chọn những người hợp mệnh, có thần thái, dáng vóc như mong muốn… Những người đạt yêu cầu, chủ doanh nghiệp tuyển và báo cho Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB và XH) để hoàn thiện thủ tục sang Hàn Quốc làm việc.
Tìm hiểu, được biết chi phí đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình này chỉ 1.300 USD (gồm phí đào tạo, xuất cảnh, phí bảo hiểm rủi ro…), nhưng chi phí khác lại không hề nhỏ. Thực tế, kinh phí học tiếng, giáo dục định hướng, học nghề và các chi phí khác cũng tới hơn chục triệu đồng (chưa kể người lao động phải mất nhiều thời gian chờ đợi không làm ra tiền)… Nhiều lao động còn bị "cò" lợi dụng moi tiền bằng chiêu "chạy" đỗ thi tiếng dẫn đến mất tiền oan. Sở LĐ-TB và XH đã từng cảnh báo tình trạng này. Vì vậy, người lao động cần tỉnh táo chọn lựa, thay vì chạy theo sức hấp dẫn thu nhập của thị trường lao động Hàn Quốc và lời chào mời của các trung tâm đào tạo tiếng, mọi người cần biết khả năng và điều kiện của mình để có quyết định đúng đắn nhất. Thực tế, chỉ những lao động có trình độ văn hóa khá, vốn ngoại ngữ nhất định; sự cần cù, chịu khó và sức khoẻ đáp ứng yêu cầu từ phía Hàn Quốc thì mới trụ được ở thị trường này.
- Muốn trở thành giáo viên giỏi? - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là điều TIÊN QUYẾT!
- Điểm mới trong các kỳ thi riêng xét tuyển Đại học năm 2025
- 5 năm tới ngành nào hot: Lương lên tới 3,4 tỷ đồng/năm mà không cần bằng đại học?
- 5 ngành học hot nhất hiện nay! Cơ hội việc làm rộng mở, lương 100 triệu đồng/tháng trong tầm tay
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?