Cư dân mạng đang xôn xao về một bức ảnh được cho là chụp đúng khoảnh khắc cụ Rùa nổi lên tiễn đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày 13/10/2013.
Cụ Rùa nổi vào sáng 13/10 |
Sáng nay, trên một số trang mạng giải trí đông người theo dõi, một bức ảnh chụp cụ Rùa tại Hồ Gươm ngoi đầu lên khỏi mặt nước, kèm với những thông tin liên quan đến lễ tiễn đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Hà Nội đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của cư dân mạng.
Bức ảnh được cho là ghi lại khoảnh khắc cụ Rùa nổi lên tiễn đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày 13/10/2013 đang khiến cư dân mạng rất tò mò.
Tuy bức ảnh chụp khá đơn giản, nhưng những thông tin đi kèm theo đó lại trở thành tâm điểm chú ý. Bức ảnh cụ Rùa ngoi lên mặt nước được cư dân mạng chia sẻ với dòng mô tả như sau: “Vào lúc 10h00 ngày 13/10/2013 cụ Rùa nổi gần một giờ trước Trấn Ba Đình đầu hướng về đền Ngọc Sơn nơi thờ Đức Thánh Trần”. Xoay quanh tấm ảnh này, một thành viên khác còn chia sẻ: "...Nhiều người cho rằng trước sự mất mát quá lớn, cụ Rùa cũng đã nổi lên để tiễn đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp".
Bức ảnh được cư dân mạng chia sẻ rộng rãi với nhiều bình luận, nhận xét khác nhau.
Bức ảnh nhanh chóng được lan truyền và khiến rất nhiều người tò mò. Trước đây, cụ Rùa đã nhiều lần nổi lên trong những dịp, sự kiện đặc biệt của đất nước như Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội (2010), kỉ niệm Giải phóng Thủ đô (2011)...
Theo ý kiến của nhiều người, việc cụ Rùa nổi đúng thời điểm linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang được chuyển từ Hà Nội về quê hương Quảng Bình (10 giờ sáng 3/10/2013) như một sự trùng hợp mang đậm yếu tố tâm linh.
Tuy nhiên dân mạng cũng có không ít ý kiến tỏ ra hoài nghi về độ chân thực của bức ảnh. Họ cho rằng bức ảnh chỉ là một sản phẩm của Photoshop hoặc đơn giản là một bức ảnh cũ được đăng lại kèm với những thông tin chưa được xác thực.
Nickname Vĩnh Tú bình luận: “Cũng không nên thần thánh hóa quá mức. Đây có lẽ chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Cụ Rùa nổi đơn giản chỉ là để thở mà thôi”. Nickname Thang He lại cho rằng: “Chẳng nhẽ có người ngồi chờ trực ở Hồ Gươm trong ngày Quốc tang để chụp ảnh này sao? Tôi không tin vào một sự trùng hợp, tình cờ kiểu... thần thánh như vậy”.
Hôm qua, trên một trang Facebook cá nhân được cho là của GS Hà Đình Đức, người bắt đầu hoạt động bảo vệ Hồ Gươm và rùa Hồ Gươm từ năm 1991, nổi tiếng với biệt danh “Nhà rùa học” cũng đăng tải bức ảnh chụp cụ Rùa nổi với nội dung tương tự, điều này một phần nào đó tạo thêm sự tin tưởng cho độc giả, cư dân mạng về tính xác thực của bức ảnh.
Thông tin về bức ảnh cụ Rùa nổi lên được chia sẻ trên một trang Facebook cá nhân được cho là của GS Hà Đình Đức.
Bức ảnh kèm theo dòng chia sẻ có nội dung: "Cụ Rùa nổi lên tiễn đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào lúc 10h00 ngày 13/10/2013. Cụ Rùa nổi gần một giờ trước Trấn Ba Đình đầu hướng về đền Ngọc Sơn nơi thờ Đức Thánh Trần...". GS Hà Đình Đức cũng cho biết, người phụ trách đền Ngọc Sơn đã gọi điện thông báo cho ông lúc gần 11 giờ ngày 13/10 về việc cụ Rùa nổi lên. Buổi chiều cùng ngày, ông đã có trong tay bức ảnh này. Ông coi đây là một bức ảnh rất quý và muốn chia sẻ cho tất cả mọi người cùng biết.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%