Ban tổ chức chương trình Nhân tố bí ẩn đã thừa nhận sơ suất và gửi lời xin lỗi tới đồng bào dân tộc Thái khi nhóm FBand sử dụng chiếc khăn có họa tiết giống khăn Piêu.
Vụ khăn Piêu thành khố: Ban tổ Nhân tố bí ẩn chức xin lỗi người dân tộc Thái |
Theo đó, vào ngày 12/10, chương trình Nhân Tố Bí Ẩn phát sóng đêm bán kết, trong đó có phần trình diễn của nhóm F Band với tiết mục Mash up các ca khúc Tây Nguyên. Trang phục diễn lúc đó của nhóm là trang phục Tây Nguyên, đóng khố.
Sau khi chương trình phát sóng, nhiều khán giả là người dân tộc Thái đã phản ứng gay gắt cho rằng nhóm FBand và ban tổ chức chương trình không tôn trọng văn hóa của người Thái, khi lấy chiếc khăn Piêu của họ để… đóng khố.
Trước những phản hồi này, ông Nguyễn Quang Minh – GĐ Cty Cát Tiên Sa đã thay mặt ban tổ chức chương trình lên tiếng thừa nhận sơ suất và gửi lời xin lỗi sâu sắc đến đồng bào dân tộc Thái vì đã không kiểm tra kỹ trang phục thí sinh trước khi lên trình diễn. Đồng thời ban tổ chức chương trình cũng xin rút kinh nghiệm và cẩn trọng hơn trong vấn đề trang phục diễn của các thí sinh.
Đại diện Cát Tiên Sa cũng cho biết, họ thuê trang phục biểu diễn cho nhóm Fband từ Nhà sách Tuổi Trẻ, thuộc Nhà văn hóa Thanh Niên. Ban tổ chức ban đầu đã yêu cầu rõ là muốn thuê trang phục của dân tộc Ba Na hoặc Ê Đê. Sau đó, theo tư vấn của nhà sách Tuổi Trẻ, Ban tổ chức chọn set đồ được đăng tải trên website của nhà sách Tuổi trẻ như hình sau:
Trang phục mẫu được đăng trên website của nhà sách Tuổi Trẻ thuộc nhà văn hóa Thanh niên mà ban tổ chức chương trình chọn thuê. (Ảnh do Ban tổ chức Nhân tố bí ẩn cung cấp)
Ban tổ chức cũng cung cấp cho phóng viên hình ảnh bộ trang phục mà họ đã thuê của Nhà sách Tuổi Trẻ, thuộc Nhà văn hóa Thanh Niên và bất ngờ là trong hình mẫu thì chiếc khăn Piêu đúng là đã được đơn vị này sử dụng với mục đích… đóng khố.
Ngay sau đó, phóng viên đã truy cập website của Nhà sách Tuổi Trẻ để tìm kiếm, tuy nhiên trong số 65 bộ trang phục dân tộc được giới thiệu không tìm thấy hình ảnh của set đồ này nữa. Phần trang phục của dân tộc Ba Na và Ê Đê là một hình khác chứ không đúng như hình của ban tổ chức cung cấp.
Các trang phục của các dân tộc Việt Nam được đăng tải trên website của nhà sách Tuổi Trẻ
Như vậy, dù ban tổ chức đã lên tiếng xin lỗi, nhưng sự việc vẫn chưa kết thúc, vì quả bóng trách nhiệm đã bị đùn đẩy giữa các bên. Nó cho thấy sự thiếu hiểu biết về văn hóa của những người làm văn hóa. Khi bản thân nhóm Fband hát ca khúc về Tây Nguyên cũng không hiểu rõ và không tìm hiểu về trang phục và văn hóa của đồng bào Tây Nguyên, nên mặc định theo sự tư vấn của đơn vị cung cấp trang phục trình diễn.
Ban tổ chức cũng thật tắc trách khi không nhận ra và không phân biệt được đâu là khố đâu là khăn Piêu, chỉ đến khi khán giả lên tiếng thì mới “ngớ người” và thừa nhận sai sót.
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?