Trong đơn kháng cáo, một số bị cáo trong vụ bầu Kiên kêu oan nhưng tại phiên toà phúc thẩm, họ lại không chứng minh được mình oan thế nào.
Vụ bầu Kiên: Khi bị cáo 'vạch áo cho người xem lưng' |
Cán bộ ngân hàng không am hiểu... luật tài chính ngân hàng
Trong 4 nhóm tội danh được đưa ra xét xử theo trình tự phúc thẩm, 6 bị cáo bị truy tố về tội Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 Bộ luật Hình sự) đều có đơn kháng cáo.
Bị cáo kêu oan đầu tiên là Trịnh Kim Quang (SN 1954) nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) ngân hàng ACB.
Tại phiên toà sơ thẩm vụ bầu Kiên, Quang xác nhận có tham gia cuộc họp thường trực HĐQT ngày 22.3.2010. Theo nhận thức của bị cáo này, việc ủy thác cho cá nhân gửi tiền tại thời điểm đó, pháp luật không cấm và đó là việc làm thường xuyên của các ngân hàng. Do vậy, bị cáo không phạn tội cố ý làm trái...
Tại phiên toà phúc thẩm, bị cáo Quang vẫn khai giống như tại phiên toà sơ thẩm nhưng lại nói nước đôi: "Tôi không phạm tội cố ý làm trái...Quá trình xét xử, nếu HĐXX thấy tôi phạm một tội khác thì tôi xin được giảm nhẹ hình phạt".
Trước lời đề nghị của bị cáo Trịnh Kim Quang, chủ tọa phiên toà giải thích: "Tòa phúc thẩm chỉ xét xử theo nội dung đơn kháng cáo. Trường hợp bị cáo kêu oan, HĐXX sẽ xem xét, bị cáo có bị oan thật hay không? Nếu bị cáo có tội, HĐXX sẽ không xem xét giảm án. Ngược lại, nếu bị cáo oan thật, tòa sẽ tuyên bị cáo vô tội ngay tại công đường. Bị cáo phải suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra quan điểm kháng cáo của mình".
Sau khi giải thích, vị chủ tọa "chốt" lại: "Bị cáo kêu oan hay xin giảm án?". Đứng như trời trồng trong giây lát, bị cáo quay ngoắt 180 độ: "Nếu thế, xin tòa xem xét giảm án cho bị cáo" - "Thế bị cáo còn kêu oan nữa không?". Quang đáp: "Quan điểm của tòa thoải mái như vậy tôi không kêu oan nữa". Câu trả lời đã khiến nhiều người dự khán phì cười.
Bị cáo Huỳnh Quang Tuấn (SN 1958), nguyên thành viên HĐQT, Phó Giám đốc ngân hàng ACB, nói về nội dung kháng cáo của mình như sau: "Vì không hiểu biết pháp luật, bị cáo đã đồng tình thống nhất chủ trương ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng với các thành viên HĐQT ngân hàng ACB...".
Không giống như bị cáo Quang, bị cáo Tuấn "thành thật" xin tòa án cấp phúc thẩm giảm hình phạt. Tại phiên tòa sơ thẩm, đây là bị cáo chịu mức án tù thấp nhất: 2 năm.
Còn bị cáo Lê Vũ Kỷ (SN 1956), nguyên Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB thẳng thắn thừa nhận mình chỉ có chuyên môn về công nghệ thông tin, không am hiểu pháp luật về tài chính ngân hàng. Căn cứ giảm án mà bị cáo Kỳ đưa ra tại phiên tỏa phúc thẩm là gia đình bị cáo có công với các mạng, sức khỏe của bị cáo không được tốt...
Chứng minh vô tội bằng cách... không thay đổi chứng cứ
Khác với các cựu quan chức ACB đồng phạm, bị cáo Nguyễn Đức Kiên (SN 1964, trú tại Hà Nội) và Lý Xuân Hải (SN 1965, trú tại TP.HCM, nguyên Tổng Giám đốc ngân hàng ACB) vẫn cho rằng mình vô tội.
Tuy nhiên, những chứng cứ để chứng minh các bị cáo vô tội thì vẫn không có gì thay đổi nhiều so với phiên tòa sơ thẩm tại TAND TP. Hà Nội.
Tại phiên tòa sơ thẩm diễn ra hồi cuối tháng 5, đầu tháng 6 vừa qua, "bầu" Kiên tỏ ra rất "rắn" trong từng câu trả lời, thể hiện khả năng hùng biện, nhớ vanh vách từng điều luật trích dẫn. Tại phiên tòa phúc thẩm, sự "hùng hồn" này đã giảm rất nhiều.
Bị cáo Kiên cho rằng mình không trốn thuế. Bị cáo lập luận, công ty B&B do bị cáo làm Chủ tịch HĐQT có kê khai doanh số hàng tháng, hàng quý và giải trình cuối năm có ghi rõ chi tiết số tiền phát sinh từ hợp đồng nào, không thể nói chi cục Thuế quận Đống Đa, TP. Hà Nội không biết.
Để bác bỏ điều này, giám định viên bộ Tài chính khẳng định, số tiền 25 tỉ đồng trốn thuế của Nguyễn Đức Kiên là phát sinh từ hợp đồng ủy thác giữa công ty B&B (do Bầu Kiên làm Chủ tịch HĐQT) và bà Hương (em gái Kiên). Đại diện chi cục Thuế quận Đống Đa cho biết, khi bản án có hiệu lực sẽ gửi công văn yêu cầu thu hồi khoản tiền 25 tỉ đồng cho Nhà nước.
Về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tòa sơ thẩm cáo buộc Kiên đã chuyển nhượng 20 triệu cổ phần thuộc sở hữu của công ty CP đầu tư ACB Hà Nội do Kiên làm Chủ tịch HĐQT cho công ty TNHH MTV Thép Hoà Phát với giá trị 264 tỉ đồng.
Tuy nhiên, số cổ phần này đang được công ty CP đầu tư ACB Hà Nội thế chấp tại ngân hàng ACB, "không có chuyện Thép Hòa Phát chưa nhận được số cổ phiếu như công văn của Thép Hòa Phát gửi cơ quan điều tra".
Lập luận lại, ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT và ông Trần Tuấn Dương - Tổng giám đốc Tập đoàn Hòa Phát đều khẳng định, thởi điểm thỏa thuận mua bán cổ phần với Kiên, Hòa Phát không hề biết nó bị thế chấp.
Dù vẫn cố gắng biện minh, nhưng Kiên nhiều lần tỏ ra quá xúc động, giọng nghẹn lại, run run, nói nhầm lẫn giữa tòa sơ thẩm và phúc thẩm nên được HĐXX động viên: Không nên "cố quá" đồng thời cũng nhắc nhở bị cáo nói ngắn, tập trung vào câu hỏi.
Tuy nhiên, trong phần trình bày, nhiều lúc Kiên lại nói lan man những vấn đề không đúng trọng tâm khiến tòa phải ngắt lời, nhắc nhở: "Bị cáo đã chuyển sang phần bào chữa rồi. Chưa bao giờ trong phần xét hỏi lại đưa ra đánh giá. Chỉ khi bản án được tuyên thì đó mới là quan điểm của HĐXX".
ACB - VietinBank: Anh chứng minh qua, tôi chứng minh lại
HĐXX đã làm rõ 6 bị cáo có liên quan trực tiếp đến phiên họp thường trực HĐQT ngân hàng ACB vào ngày 22.3.2010. Tại cuộc họp này, Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo không được làm giả tổng tài sản của ngân hàng ACB. Tổng giám đốc Lý Xuân Hải đề xuất phương án ủy thác cho nhân viên mang tiền của ACB đi gửi vào các ngân hàng khác để nhận lãi xuất tiền gửi, vừa được hưởng thêm hoa hồng, khuyến mãi. Các thành viên HĐQT đồng ý ký.
Đây là nguyên nhân dẫn đến hệ lụy 19 nhân viên ngân hàng ACB được ủy thác mang 728 tỉ đồng đi gửi tại VietinBank đã bị Huỳnh Thị Huyền Như (quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ thuộc VietinBank, chi nhánh TP.HCM) chiếm đoạt.
Tại tòa, Huyền Như thú nhận: "Tôi rút tiền bằng cách thế chấp sổ tiết kiệm và tất toán sổ tiết kiệm của các nhân viên ngân hàng ACB gửi tiền tại VietinBank". Hành vi lừa đảo của Như đã phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, được giải quyết trong một vụ án khác nên HĐXX tòa phúc thẩm TAND Tối cao không xem xét.
Đại diện ngân hàng ACB và các luật sư tìm cách chứng minh số tiền 718 tỉ đồng đã bị Huyền Như chiếm đoạt thuộc quyền quản lý của VietinBank. Ngược lại, đại diện ngân hàng VietinBank lại chứng minh số tiền này do Huyền Như chiếm đoạt và Huyền Như phải chịu trách nhiệm cá nhân về hành vi của mình.
Điều này cũng đã được cơ quan tiến hành tố tụng làm rõ, được nêu trong bản án sơ thẩm của TAND TP.Hà Nội.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!
- Cẩn trọng với dịch vụ đọc trộm tin nhắn trên mạng xã hội: Chiêu trò lừa đảo mới, đã có nạn nhân mất hàng trăm triệu đồng
- Những trường hợp không được hưởng thừa kế nhà đất theo quy định mới nhất, ai cũng nên nắm rõ
- 5 trường hợp vượt đèn đỏ không bị CSGT xử phạt
- Từ 2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm thì phải làm sao để được lái xe tiếp tục?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%