Ngày 5/12, phiên phúc thẩm vụ án "bầu" Kiên cùng đồng phạm tiếp tục với phần thẩm vấn của các luật sư về việc Ngân hàng ACB cho nhân viên đem tiền qua Vietinbank gửi.
Bầu Kiên kêu oan cho... bị cáo khác |
Trả lời thẩm vấn, bị cáo Kiên nói về việc mua cổ phiếu của Ngân hàng ACB là không trái luật, đến giờ này không có một khoản lỗ nào mà ACB và Công ty chứng khoán ACB (ACBS) phải chịu trách nhiệm; công ty B&B không trốn thuế; việc Ngân hàng ACB uỷ thác tiền gửi sang Ngân hàng Vietinbank. Bị cáo này cũng cho rằng việc uỷ thác không gây hậu quả 718 tỷ, không mất số tiền này của ACB.
Bị cáo Kiên đề nghị giám định lại một số văn bản liên quan đến Tổng Cục thuế để chứng minh mình vô tội trong tội Trốn thuế; đề nghị bổ sung một biên bản về danh mục cổ phiếu của Công ty ACBS để chứng minh Công ty ACBS không mua cổ phiếu của Ngân hàng ACB.
Trả lời câu hỏi của Luật sư về phần thẩm vấn của Huỳnh Thị Huyền Như, bị cáo Kiên bình luận: "Huyền như nói nửa đúng nửa sai", còn phần trả lời của đại diện Ngân hàng Vietinbank, bầu Kiên nói: "Tôi không tranh luận với Vietinbank. Tôi sẽ chỉ trình bày với HĐXX".
Bầu Kiên tại tòa.
Trong quá trình trả lời thẩm vấn, bị cáo Kiên thỉnh thoảng xin nghỉ một lát lấy hơi vì sức khỏe yếu. Cũng trong các buổi xét xử trước, bị cáo Kiên cũng được chủ toạ cho ngồi trả lời vì bị bệnh tim, sức khoẻ yếu, huyết áp cao.
Bị cáo Huỳnh Quang Tuấn (nguyên Phó Tổng giám đốc ACB) cho rằng, cá nhân mình không liên quan đến việc ra quyết định cấp hạn mức 700 tỷ đồng đầu tư cổ phiếu. Bị cáo này lí giải, phiên họp đó chỉ tham gia với tư cách khách mời, không được ký vào bất cứ văn bản nào.
Khi luật sư thẩm vấn Nguyễn Đức Kiên và Lý Xuân Hải về vai trò của Tuấn trong vụ việc, cả hai đều khẳng định Tuấn không có vai trò gì trong việc quyết định cấp hạn ngạch 700 tỷ đồng.
Nguyễn Đức Kiên còn khẳng định đã có đơn gửi tòa án khẳng định việc buộc tội Huỳnh Quang Tuấn là rất oan vì Tuấn không có bất kỳ vai trò gì trong thương vụ này.
Trả lời luật sư Tám về chủ trương ủy thác tiền gửi, bị cáo Lý Xuân Hải cho biết đến thời điểm hiện nay, ACB chưa buộc bị cáo và bất cứ bị cáo nào trong HĐQT ACB phải chịu trách nhiệm về việc bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt 718 tỷ đồng của ACB.
Tại tòa, bị cáo Hải cho biết từ khi ACB tiến hành hoạt động ủy thác cho nhân viên đi gửi tiền, ACB chưa từng bị Ngân hàng Nhà nước thanh tra, nhắc nhở về việc này.
"Tôi không nghĩ việc ủy thác gửi tiền là sai phạm, vì khi cơ quan công an vào làm việc, chúng tôi đã trình bày, báo cáo và không thấy ai nhắc nhở gì. Tôi cũng chưa bao giờ nghe về việc Ngân hàng Nhà nước có xử phạt lỗi về ủy thác", bị cáo Hải nói.
Bị cáo này diễn giải: "Tinh thần của Luật doanh nghiệp mới là doanh nghiệp được phép làm những gì pháp luật không cấm. Việc ủy thác chúng tôi tiến hành vào thời điểm pháp luật chưa có quy định. Tôi rất mong muốn tòa đánh giá lại hình phạt cho tôi".
Liên quan đến số tiền 716 tỷ đồng ACB ủy quyền cho các nhân viên gửi đã bị Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt tài sản được khá nhiều luật sư chú ý và đặt câu hỏi.
Tuy nhiên, Huyền Như đều xác nhận tất cả những gì đã khai trong hồ sơ. Huyền Như cũng cho rằng số tiền đó là Huyền Như lập giấy tờ giả để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các nhân viên ACB.
Ngày 8/12, tòa sẽ tiếp tục với phần xét hỏi các bị cáo.
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?