“Thời gian đăng ký xét tuyển của đợt 1 dự kiến 20 ngày và sau 20 ngày, các trường sẽ công bố danh sách trúng tuyển”.
![]() |
|
“Thời gian đăng ký xét tuyển của đợt 1 dự kiến 20 ngày và sau 20 ngày, các trường sẽ công bố danh sách trúng tuyển”, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ Giáo dục – Đào tạo thông tin.
Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã hoàn tất điểm thi. Năm nay, tất cả các trường ĐH nhận kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia đều tổ chức xét tuyển trong cùng một thời điểm và công bố điểm xét tuyển cũng như kết quả xét tuyển trong cùng một thời điểm do Bộ GD-ĐT quy định.
Cụ thể: Bắt đầu từ ngày 1 đến 20.8, các trường ĐH, CĐ sẽ chính thức nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đợt I của các thí sinh. Sau 5 ngày, kết quả trúng tuyển phải được công bố.
Bộ GD-ĐT cũng cho biết, những em trúng tuyển nguyện vọng 1 sẽ không được tham gia xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Tuy nhiên, trong vòng 20 ngày của thời gian đăng ký xét tuyển, thí sinh được phép thay đổi nguyện vọng đã đăng ký ở trường hoặc rút hồ sơ đăng ký xét tuyển để đăng ký sang trường khác.
Theo Bộ GD-ĐT, để thí sinh có cơ sở rút hồ sơ đăng ký vào các trường khác, Bộ quy định 3 ngày một lần các trường phải công bố công khai danh sách học sinh đăng ký xét tuyển vào trường theo trật tự từ cao xuống thấp của kết quả thi.
Thí sinh dự thi vào Đại học Thủy lợi năm 205. (Ảnh: Diệu Thu)
Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng lưu ý thí sinh cần cân nhắc lựa chọn ngành, trường phù hợp để đảm bảo khả năng trúng tuyển là cao nhất. Căn cứ vào kết quả thi, thí sinh có thể tham khảo điểm trúng tuyển vào các ngành của trường ở những năm trước để quyết định chọn trường, ngành phù hợp.
Bộ cũng thông tin, hiện nay có hơn 400 trường ĐH, CĐ trong cả nước, một ngành chuyên môn có thể đào tạo ở nhiều trường với mức điểm xét tuyển rất khác nhau, nên các thí sinh có nhiều cơ hội để lựa chọn được ngành yêu thích của mình.
Bên cạnh đó, thí sinh cần cân nhắc, khi đưa quyết định rút hồ sơ để nộp vào trường khác hay quyết tâm “bám trụ“, nhất là khi điểm thi của mình không thực sự vượt trội trong số thí sinh cùng đăng ký vào ngành.
“Nếu thí sinh có thể chọn được nhiều ngành phù hợp với nguyện vọng của mình trong một trường thì sẽ dễ dàng hơn trong quyết định “rút“ hồ sơ hay “bám trụ“ và cơ hội trúng tuyển của thí sinh sẽ lớn hơn rất nhiều”, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Bộ GD-ĐT lưu ý.
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- Sau kỳ thi THPT quốc gia 2015: “Cuộc đua” xét tuyển ĐH-CĐ sẽ khốc liệt
- Lo ngại gia tăng thí sinh ảo khi thời gian xét tuyển kéo dài
- Xét tuyển vào lớp 6 Học sinh ta giỏi nhất thế giới
- Phụ huynh choáng váng với tiêu chí xét tuyển vào lớp 6
- Xét tuyển vào lớp 6 tại Hà Nội lo phát sinh nạn làm đẹp học bạ


-
5 nhóm đối tượng nào được tuyển thẳng vào lớp 10 công lập tại Hà Nội năm 2025?
-
Chính thức chốt lịch thi tốt nghiệp THPT 2025
-
Sáp nhập tỉnh thành, điểm ưu tiên khu vực của thí sinh thi THPT và xét tuyển đại học được tính thế nào?
-
Ngành học ‘siêu hot’ ở Việt Nam chỉ 1 trường đào tạo, mức lương lên tới 50 triệu đồng/tháng




-
Không thể tảo mộ và cúng Thanh Minh đúng ngày Tết Thanh Minh, có thể lựa chọn ngày khác được không?
-
Xã, phường sau sáp nhập phải đạt mức diện tích, dân số nào?
-
Cát-xê của Hòa Minzy tăng gấp đôi sau cơn sốt 'Bắc Bling': Hiện tại là bao nhiêu?
-
Dự kiến có 34 tỉnh thành sau sáp nhập mới nhất theo Tờ trình 624
-
06 Nghị định có hiệu lực thi hành từ tháng 04 năm 2025
-
Vải thiều Lục Ngạn, bánh cáy Thái Bình, phở bò Nam Định... sẽ được gọi thế nào sau khi sáp nhập tỉnh?
-
Xảy ra động đất cần làm gì để thoát hiểm?
-
Số thuê bao di động phải xác thực qua VNeID để khẳng định thuê bao chính chủ