Về trường hợp bé gái 11 tuổi, học lớp 5, ở Q.Tân Bình, TP. HCM bỗng nhiên khiến đồ đạc phát cháy, tiếp xúc với phóng viên hôm qua, gia đình rất nóng lòng mong các nhà khoa học nhanh chóng vào cuộc tìm hiểu hiện tượng lạ này để có cách chữa trị cho bé.
|
Sau sự việc một căn nhà trong khu tập thể A75 Bạch Đằng, P.2, Q.Tân Bình (TP. HCM) bỗng phát cháy, nguyên nhân được xác định là do cô con gái 11 tuổi của gia chủ có khả năng làm đồ vật xung quanh bốc cháy khi đứng gần thì ngày 13/5, anh V. (bố bé gái) còn cho biết thêm: Sau một loạt vụ cháy đồ đạc xảy ra trong gia đình và ở nhà những người thân khi bé hiện diện, trước lễ 30/4, gia đình có đưa bé ra TP. Vũng Tàu, khi đưa bé vào ở khách sạn G., thì ổ điện tại đây phát cháy. Lo ngại nhiều người biết nên gia đình đưa bé đến ở một khách sạn khác thì chiếc điện thoại bàn trong nhà vệ sinh tại đây cũng phát cháy. Thậm chí ngắt hết các nguồn điện trong phòng thì hai chiếc điện thoại bàn và một công tắc điện cũng bị cháy. Sau đó, gia đình đưa bé về lại nhà ở TP. HCM thì tiếp tục xảy ra một loạt vụ cháy tại nhà hôm 12/5 vừa qua.
Vụ cháy lớn xảy ra tại nhà bé gái hôm 12/5. (Ảnh: Thanh Tùng)
Ngoài việc sơ tán hết đồ đạc trong nhà (chỉ để lại mấy chiếc giường, tủ trên lầu, bộ bàn ở phòng khách, phòng bếp); mọi hoạt động của bé đều có người thân theo sát để nếu xảy ra cháy thì dập lửa kịp thời; gia đình còn thông báo cho trường nơi bé đang học (bé học lớp 5) biết, nhằm phát hiện kịp. Nhưng thứ ba tuần trước, khi xe của trường đón bé, thì chiếc ghế trên xe bé ngồi cũng phát cháy. Cùng ngày này, khi bé đến trường thì cây lau nhà và thùng rác trong nhà vệ sinh ở đây cũng phát cháy. Đỉnh điểm là vụ cháy lớn hôm 12/5 phải huy động 4 xe cứu hỏa đến dập tắt lửa.
“Rất nhiều thiết bị trong nhà như dây truyền hình cáp, internet, công tắc điện, ổ cắm điện, dây dẫn bình nước nóng lạnh, quạt... cứ liên tục bị cháy, mà chỉ cháy phần vỏ bên ngoài”, anh V. nói. Theo anh V., hiện tượng lạ chỉ xảy ra khi bé thức. Khi đồ đạc phát cháy, người bé không có biểu hiện phát tia lửa, cũng không nóng sốt mà bé chỉ nói “con hơi mệt”.
Về chi tiết “khi bé ngủ thì hiện tượng cháy đồ đạc không xảy ra”, chuyên gia cảm xạ Dư Quang Châu - Giám đốc Trung tâm cảm xạ địa sinh học (thuộc Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng), phân tích có thể khi bé ngủ thì “bán cầu não không suy nghĩ”. Ông Châu cho biết thêm, sáng 13/5, chuyên viên của trung tâm đã đến nhà bé gái để đo chỉ số RFI (cho ra thông tin về các dạng hào quang và các trường năng lượng sinh học) và hướng dẫn bé tập luyện một số động tác rung động, thư giãn.
Hôm qua, gia đình cũng đưa bé đi làm tiếp một số xét nghiệm, CT Scaner não, điện não... để nhờ người gửi cho các trung tâm nghiên cứu của các nước tìm hiểu. “Gia đình rất ngại nhiều người tò mò vì hiện tượng lạ này nên không dám cung cấp thông tin cho một số báo đến tìm hiểu. Nay qua các phương tiện thông tin đại chúng, chúng tôi rất mong được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, có cách chữa trị giúp cháu”, anh V. nói.
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?