“Bố ơi, xin được gặp bố một lần cuối”. Đó là tiếng khóc của một kẻ tử tù đang mòn mỏi trong Trại tạm giam Nghi Kim.
Tử tù Lê Văn Tuấn. |
Tử tù đó là Lê Văn Tuấn (SN 1980, ở Diễn Kỳ, Diễn Châu, Nghệ An).
Cuộc đời của Tuấn là một chuỗi dài bi kịch. Lên 5 tuổi, bố bỏ đi lấy vợ khác, Tuấn được ông bà ngoại gửi vào chùa Sư Nữ ở thành phố Vinh. 8 năm lầm lũi trong tù, Tuấn sống hoang dại, không người thân yêu, không tình phụ nữ. Nỗi cô độc dường như cô đặc lại trên gương mặt, trong đôi mắt sâu hoắm của một thanh niên không có hơi ấm tình thân từ nhỏ. Ngày nhận án tử hình, Tuấn đứng chết lặng, mong ngóng một ánh mắt người thân nhưng ngoảnh lại chẳng có một ai… Số phận của Tuấn là một câu chuyện đặc biệt có thể chạm vào lòng trắc ẩn của bất cứ ai.
Tội ác:
Giết người vì sợ bị lộ bệnh hiểm nghèo
Năm 13 tuổi, người mẹ nghèo thương con nên đón Tuấn về sống có mẹ, có em. Nhưng duyên nợ với cửa Phật chưa dứt, Tuấn sống cạnh mẹ 3 năm thì quay lại chùa. Và chính ngôi chùa Sư Nữ đã giúp Tuấn gặp Hồng, cô gái hàng tháng vẫn đến lễ chùa.
Năm 2007, mẹ Tuấn qua đời vì bệnh nặng mà không có tiền chạy chữa. Bố bỏ nhà ra đi. Em gái lấy chồng, không một lần ngoái nhìn lại gia đình. Tuấn bất lực với chính mình, với cuộc đời.
Sau khi mẹ mất được một thời gian, Tuấn và Hồng chuẩn bị làm đám cưới. Nhưng nhà nghèo lại mang trong người căn bệnh viêm cầu thận, Tuấn liền tìm đến một người bạn thân ở xã bên để vay tiền.
Thế nhưng không may cho Tuấn, hôm đó cả nhà bạn đi vắng chỉ có bà Trần Thị Hồng, mẹ của bạn Tuấn ở nhà. Vốn đã không ưa bạn của con, nên thấy Tuấn đến, bà Hồng tỏ ra rất cảnh giác và còn dọa, nếu Tuấn cố tình quấy rầy, bà sẽ gọi điện nói thẳng với người yêu Tuấn về căn bệnh viêm cầu thận mãn tĩnh. Thấy vậy, Tuấn hoảng hốt, trong lòng canh cánh nỗi lo sợ nếu sự thật bị hé lộ, Hồng sẽ chia tay Tuấn và hủy đám cưới.
Mới nghĩ đến thế, cơn tức giận trào dâng, Tuấn như một con thú hoang khi thấy người khác có ý định ăn mất con mồi của mình. Bởi lẽ lúc này đối với Tuấn, Hồng là người thân tin và thương yêu một người như Tuấn thế nên khi bà mẹ già tội nghiệp vô tình chạm vào vết thương sâu kín đó đã khiến bản năng hoang dã trong Tuấn trỗi dậy.
Trong cơn hoảng loạn, Tuấn xô bà mẹ ngã xuống rồi vớ lấy con dao đầu giường đập vào cổ khiến bà bất tỉnh nhân sự.
Gây án xong, thấy máu chảy bê bết, Tuấn hoảng sợ bỏ chạy, bắt xe bắt xe chạy một mạch về tìm bố ở Thanh Hóa, với hy vọng, sẽ tìm được một chốn nương thân. Nhưng ông bố vô trách nhiệm đã không thèm nhìn, thậm chí còn xua đuổi mắng mỏ cậu con trai duy nhất của mình. Tuấn tuyệt vọng quay trở lại Diễn Châu và nhận được tin bà mẹ của bạn chết. Tuấn vô cùng ân hận. "Cả đời em chưa bao giờ làm điều gì ác, em lớn lên trong chùa, được dạy toàn những điều lành, thậm chí em còn thuộc 10 điều răn của Phật. Vậy mà…".
Sám hối:
Xin một lần được bố đến thăm
Gần 4 năm nằm trong chốn biệt giam, Tuấn chẳng có một người thân nào đến thăm nom. Duy chỉ có một lần bà mợ đột nhiên vào thăm. Tuấn như vớ được vàng, hôm đó, Tuấn hát cả ngày và còn nhắn gửi lời hỏi thăm đến bố.
Nhớ lại những ngày mới vào trại, Tuấn không tài nào ngủ được. Nhiều đêm Tuấn la hét. Những ám ảnh về cái chết luôn làm Tuấn hoảng sợ. Nhiều lúc Tuấn sợ cả tiếng la hét của chính mình. Nhưng 4 năm rồi, những giấc mơ không còn ám ảnh Tuấn nữa. Mà chỉ có nỗi buồn, càng ngày càng trĩu nặng. Tuấn không thể bao biện cho hành vi của mình. Nhưng đằng sau đó là cả một nỗi lòng không biết tỏ cùng ai. Mỗi ngày qua đi, Tuấn ngồi lặng lẽ trong buồng biệt giam và làm bạn với bộ bài.
Muốn viết đơn giảm án lên Chủ tịch nước nhưng không biết chữ nên Tuấn đành nhờ quản giáo viết hộ. Thế là Tuấn có thêm một lý do khác để chờ đợi. Nếu như số phận may mắn mỉm cười, Tuấn có thể trở về làm lại cuộc sống.
Thế nhưng, trong nỗi lòng chàng thanh niên này, ám ảnh lớn nhất có lẽ là sự cô độc bị bố bỏ rơi, hắt hủi. Tuấn tâm sự "Em chỉ có một ước nguyện duy nhất là ngày đi trả án có bố ở bên cạnh. Có như vậy e mới yên lòng nhắm mắt". Nhưng ước mơ giản đơn ấy có lẽ sẽ khó trở thành hiện thực. Vì có lẽ, ở một nơi nào đó, ông bố đang bình yên với cuộc sống mới, chưa từng nhớ rằng, trên đời mình từng có một đứa con, mà cũng chính vì sự bỏ rơi của ông đã gián tiếp đẩy Tuấn vào vòng tội lỗi.
Bố ơi, xin được gặp bố một lần cuối. Đó là tiếng khóc của một kẻ tử tù đang mòn mỏi trong Trại tạm giam Nghi Kim. Nếu như người bố ấy đọc được những dòng này, có bao giờ ông nghĩ đến đứa con đẻ bị bỏ rơi lạc lõng giữa cuộc đời và có thức dậy chút lương tri sau cuối đến thăm Tuấn, thỏa ước nguyện kẻ tử tù…
Họ được coi là những tên giết người máu lạnh, kẻ thủ ác, giết người không ghê tay nhưng khi đứng trước vành móng ngựa, họ đã phải cúi đầu. Loạt bài Tội ác sám hối ghi lại quá trình phạm tội và sự ăn năn hối cải. Mời bạn đọc theo dõi vào lúc 6h sáng thứ Tư hàng tuần trong chuyên mục An ninh hình sự - Tòa án lương tâm trên Xahoi.com.vn |
- Cẩn trọng với dịch vụ đọc trộm tin nhắn trên mạng xã hội: Chiêu trò lừa đảo mới, đã có nạn nhân mất hàng trăm triệu đồng
- Những trường hợp không được hưởng thừa kế nhà đất theo quy định mới nhất, ai cũng nên nắm rõ
- 5 trường hợp vượt đèn đỏ không bị CSGT xử phạt
- Từ 2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm thì phải làm sao để được lái xe tiếp tục?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%