Gia đình nạn nhân Huyền lý giải việc dù đã nhờ vào phương pháp của nhà khoa học nhưng vẫn tiến hành tìm kiếm theo phương pháp tâm linh.
Ông Phạm Đức Quang - cậu ruột của anh Nguyễn Hữu Huy, chồng nạn nhân và giáo sư Vũ Văn Bằng |
Tâm sự từ gia đình nạn nhân
Đến ngày 15/12/2013, đã gần 60 ngày thi thể nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền bị bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường ném xuống nước và vẫn chưa được tìm thấy. Hiện tại, giáo sư Vũ Văn Bằng (Liên hiệp hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) đã vào cuộc với phương pháp đo tia từ tia đất của mình.
Theo chia sẻ của giáo sư Bằng, ông đã lập một bản báo cáo cùng kết quả của 5 địa điểm cuối cùng để thứ hai ngày 16/12 sẽ gửi tới cơ quan điều tra và gia đình nạn nhân. Sau đó sẽ bước vào giai đoạn cuối cùng: khai quật đáy sông để tìm kiếm thi thể.
Tuy đã có sự giúp đỡ của giáo sư Bằng với các phương pháp khoa học, nhưng gia đình nạn nhân vẫn cố gắng tìm kiếm theo một số lời chỉ dẫn của các nhà tâm linh, ngoại cảm.
Cụ thể, ngày 12/12/2013, gia đình theo lời chỉ dẫn của một thầy cúng đã đi tìm nạn nhân tại bãi rác Văn Điển (huyện Thanh Trì, Hà Nội).
Ngày 13/12/2013, gia đình đã tìm kiếm tại khu vực chân cầu Thăng Long (ngược với dòng chảy của sông Hồng). Những cuộc tìm kiếm này đều vô ích và không mang lại bất cứ kết quả gì.
Lý giải cho việc vẫn dựa vào các phương pháp tâm linh như vậy, ông Phạm Đức Quang, đại diện của gia đình cho biết:
“Dù chúng tôi đã nhận được thông tin từ phía giáo sư Bằng rằng sang tuần sẽ tiến hành tìm kiếm, mong gia đình không quá lo lắng, sốt ruột. Nhưng cả nhà chúng tôi gần 2 tháng nay cứ như ngồi trên chảo lửa, không lúc nào yên tâm. Do đó, để đi tìm kiếm cháu ở những khu vực kia (đã liệt kê như trên – PV), cũng là một biện pháp còn nước còn tát, và cũng để ổn định tinh thần của mọi người trong gia đình.”
“Ngoài ra, những nhà tâm linh này cũng rất nhiệt tình, đến tận nhà làm lễ, thắp hương, rồi đi theo gia đình tìm kiếm. Vì họ nhiệt tình quá mà mình không tổ chức đi tìm thì phụ lòng người ta, mà bản thân trong lòng cũng cảm thấy không thoải mái, thanh thản”. – Ông Quang cho biết thêm.
Nhận định về phương pháp của giáo sư Bằng, ông Phạm Đức Quang chia sẻ: “Tôi đã cùng với giáo sư Bằng ngược xuôi trên mặt sông mấy ngày trời. Vừa qua có đọc một số bài báo của các tiến sỹ, giáo sư khác chê cách làm của ông Bằng là không hiệu quả, vô căn cứ. Gia đình tôi chẳng biết gì về khoa học, nhưng dù sao giáo sư cũng đã tìm kiếm rất nhiều vụ tương tự, và ông đã hết lòng với gia đình chúng tôi nên chúng tôi hoàn toàn tin vào cách làm của ông.
Nếu không có giáo sư Bằng thì nhà chúng tôi chắc vẫn sẽ tìm bằng phương pháp ngoại cảm. Còn các vị giáo sư tiến sỹ phản bác, tôi nghĩ rằng họ nếu có cách hay hơn thì đã tới giúp gia đình”.
Thạc sĩ thôi miên Nguyễn Mạnh Quân
Nhà thôi miên "bắt bệnh" nhà ngoại cảm
Xung quanh những nhà ngoại cảm, nhà tâm linh ra bờ sông tìm xác nạn nhân, hoặc hiến kế cho gia đình, chia sẻ trên tờ Khám Phá, Thạc sĩ thôi miên Nguyễn Mạnh Quân - Giám đốc Trung tâm UNESCO nghiên cứu và ứng dụng khoa học thôi miên VN, thành viên của Tổ chức thôi miên quốc tế... cho rằng, người ngoại cảm lao ra bờ sông tìm xác chị Huyền chắc chắn bị bệnh, không có ai bình thường.
Ông nói thêm, phần lớn các nhà ngoại cảm ông biết, khoảng 60% bị bệnh. Tên của căn bệnh là hội chứng lên đồng, mã 44.3 trong Tổ chức Y tế quốc tế.
Lý giải “ngoại cảm” tìm xác chị Huyền, ông Quân nói rằng, những người này ngồi nhà nghĩ sâu về cái chết của chị Huyền sau đó họ sẽ vào một “trạng thái”. Trong trạng thái này, họ sẽ nhìn thấy, nghe được thông tin về chị Huyền. Với họ, đó là thông tin thật do mắt thấy tai nghe. Do vậy, họ lao ra bờ sông tìm, vì tưởng thật.
Đồng thời, ông Quân cũng giải thích về hiện tượng “áp vong” khá phổ biến, làm một người bình thường “biến” thành một người khác hoàn toàn, ông Quân cho rằng, đó là một thủ thuật thôi miên.
Để vào “trạng thái” này, cần sự kết hợp của ba yếu tố: lòng tin, ám thị lạ và tự ám thị. Khi một người nào đó có tâm lý quá lo lắng, hồi hộp, mong muốn được gặp người thân đã mất, cộng với bối cảnh xung quanh tác động, nên khi ngồi thiền, họ sẽ dần đi vào trạng thái vô thức.
Khi đã rơi vào trạng thái vô thức sâu, tiềm thức sẽ hoạt động rất mạnh. Người bị áp vong thường có trí nhớ tốt, có thể thay đổi giọng nói, tính cách, hành động. Thậm chí, họ có thể nhớ đến một người đã chết từ rất lâu rồi hoặc chưa bao giờ gặp cũng bình thường. Bởi vô thức vẫn ghi chép thông tin về người đã chết qua lời kể của người xung quanh.
“Nhưng nếu bảo người bị áp vong nói về một người không liên quan, chưa nghe ai kể bao giờ, chắc chắn không làm được”, ông Quân nói.
Ông Quân cũng phản đối việc làm “tự nguyện” của các nhà ngoại cảm. Bởi họ sẵn sàng giúp mà không cần gia chủ trả tiền, nếu có thì là “tùy tâm”.
Theo ông Quân, hãy để ý đến chữ “tùy tâm” các nhà ngoại cảm hay dùng. Họ nói “tùy tâm” hoặc không lấy tiền nhưng không có nghĩa rằng gia chủ không mang tiền tới. Cũng như vậy, nếu gia chủ không trả tiền nhà ngoại cảm thì sẽ sợ tổ tiên nhà mình quở trách. “Nên hai chữ “tùy tâm” là cách để tẩy não”, ông Quân nói.
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?