Hơn 10 năm tù tội oan ức, phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn đã trở về đoàn tụ cùng gia đình trong vòng tay bè bạn, người thân.
Những giọt nước mắt hạnh phúc của ông Nguyễn Thanh Chấn trong ngày đoàn tụ |
Vụ án oan của ông Chấn đã bị Hội đồng thẩm phán TAND tối cao tuyên huỷ, một cái kết có hậu đối với ông Chấn. Thế nhưng, ít ai biết rằng trong vụ án oan này, nhiều cán bộ liên quan đều bị chết đột ngột hoặc bị tai nạn dẫn đến mất trí nhớ. Dư luận không khỏi đặt câu hỏi: “Có hay không thuyết nhân quả” trong vụ án oan này.
Những ngày qua, trong căn nhà cấp 4 tồi tàn của gia đình ông Nguyễn Thanh Chấn (52 tuổi, trú tại huyện Việt Yên, Bắc Giang) luôn ngập tràn hạnh phúc. Không vui sao được, bởi sau hơn 10 năm bị bắt giam một cách oan ức, ông Chấn được trở về đoàn tụ với gia đình, được ăn bữa cơm đầm ấm bên người vợ và các con.
Ông Chấn bảo rằng, đêm đầu tiên nằm bên cạnh vợ, ông không thể ngủ được, hai vợ chồng ôm nhau khóc bởi vì cứ tưởng đó chỉ là một giấc mơ trong câu chuyện cổ tích. Rồi ông khoe, sau 10 năm “ăn cơm tù”, ông không nhớ mình đã viết và gửi bao nhiêu lá đơn kêu cứu đến các cơ quan chức năng. Chỉ biết rằng, ngày ra khỏi trại giam, hành trang theo ông trở về nhà là những tấm phiếu trả lời “đã nhận được đơn” chất đầy trong ba lô của ông.
Ông Chấn kể, những ngày đầu bị tạm giam để phục vụ công tác điều tra, ông nhiều lần bị điều tra viên ép phải nhận đã ra tay sát hại chị Nguyễn Thị Hoan. Nếu kêu oan, họ lại xúm vào đánh đập ông không thương tiếc. Quá sức chịu đựng, ông buộc phải nhận mình là hung thủ đã sát hại chị Hoan vào ngày 15/8/2003. Khi đó, một cán bộ tên T đã hướng dẫn ông viết một lá đơn tự thú khai nhận là hung thủ giết người.
Nhớ lại những ngày tháng kinh hoàng trong trại tạm giam, ông Chấn nói: “Điều tra viên tên D đánh và bắt tôi tập đi tập lại các động tác để thực nghiệm tại hiện trường vụ án mạng. Mỗi lần thực hiện sai các động tác, tôi lại bị những cán bộ này lao vào đánh đập. Tại các phiên toà, tôi đã nhiều lần khai bị ép cung nên mới nhận tội nhưng HĐXX không chấp nhận mà yêu cầu tôi đưa ra bằng chứng”.
Sau khi vụ án có hiệu lực pháp luật, ông Chấn bị đưa đi cải tạo tại trại giam Vĩnh Quang (Vĩnh Phúc), nhưng ít ai biết rằng, chỉ một thời gian ngắn sau đó đã có hai điều tra viên của vụ án đều bị chết đột ngột do tai nạn giao thông và bệnh tật. Thậm chí, Thẩm phán Nguyễn Minh N - Chủ tọa phiên xét xử sơ thẩm cũng bị tai nạn giao thông vào năm 2010. Ông N may mắn thoát chết nhưng hiện tại vẫn đang phải điều trị do bị ảnh hưởng đến não.
Một nguồn tin cho biết, sau khi sát hại chị Hoan, Chung bỏ lên Lạng Sơn gặp một người thân là chị Lý Thị N và cho biết hắn chính là hung thủ gây ra vụ án mạng tại Bắc Giang. Khi đó, Chung có đưa hai chiếc nhẫn kim loại màu vàng nhờ chị N mang bán hộ nhưng biết đây là tài sản của vụ “giết người, cướp tài sản” nên chị N đã từ chối.
Sau đó, Chung đã nhờ anh trai của mình đang sinh sống tại Lạng Sơn mang nhẫn đi bán. Hậu quả, cuối năm 2005 (2 năm sau khi vụ án xảy ra), người anh trai này đã bị một số đối tượng ở Lạng Sơn đâm chết trong một vụ xô xát nhỏ.
Liên quan đến vụ án này, Cơ quan Điều tra Hình sự - Viện KSND Tối cao đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Lý Nguyễn Chung để điều tra về hành vi giết người, cướp tài sản. Đồng thời, cơ quan điều tra cũng bắt khẩn cấp Lý Văn Chúc (bố đẻ của Chung) để điều tra hành vi đe dọa giết người. Theo thông tin ban đầu, ông Chúc đã có hành vi đe dọa một số người biết hành vi gây án của con trai mình và đe sẽ giết họ nếu những người này dám tố cáo tới cơ quan công an.
Cuối giờ chiều ngày hôm qua (6/11), Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã tiến hành xét xử theo trình tự tái thẩm và tuyên huỷ bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Bắc Giang và bản án phúc thẩm của TAND tối cao. Với phán quyết trên, trong quá trình điều tra ở gian đoạn tới, nếu cơ quan tố tụng chứng minh được hung thủ gây án chính là Lý Nguyễn Chung, còn ông Chấn không phải là thủ phạm thì Tòa phúc thẩm TAND Tối cao (cơ quan xét xử cuối cùng vụ án) sẽ phải bồi thường oan sai theo Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước.
Khi đó, ông Chấn có quyền đâm đơn kiện ra TAND huyện Việt Yên yêu cầu Tòa phúc thẩm TAND Tối cao bồi thường các khoản: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút, thiệt hại do tổn thất về tinh thần, thiệt hại về vật chất do bị tổn hại về sức khỏe. Đây cũng là một cái kết có hậu cho ông Chấn và là bài học cảnh tỉnh với các cơ quan tiến hành tố tụng; cần tôn trọng sự thật, không áp đặt ý chí chủ quan vào vụ án.
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?