Xahoi –Tâm lý “chuộng rẻ” của người tiêu dùng đã vô tình tiếp tay cho nguồn thực phẩm bẩn hoành hành. Có sản phẩm đã “lúc nhúc” dòi bọ vẫn ngang nhiên được bày bán, phải chăng đây là hệ lụy thời bão giá?
|
Thực phẩm bẩn mặc sức trôi nổi
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) từ lâu đã trở thành tâm điểm của dư luận, được các cơ quan chức năng mạnh tay vào cuộc, thu giữ hàng trăm tấn thực phẩm bẩn, thực phẩm không nguồn gốc xuất xứ. Ngoài ra, bên cạnh việc thanh kiểm tra gắt gao của cơ quan chức năng, những nguồn thực phẩm bẩn vẫn theo đường “kín” hoành hành trên thị trường.
Nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng thích “ngon bổ rẻ”, mà các nhà sản xuất khó có thể đáp ứng được 3 yêu cầu trên, đành mượn “chất phụ gia” để làm “hàng” cho sản phẩm của mình. Chỉ vì lợi nhuận mà bất chấp mức độ nguy hiểm từ chất phụ gia, bán cho người tiêu dùng để thu lợi nhuận. Người tiêu dùng đang đứng trước những nguy cơ suy giảm về sức khỏe vô cùng lớn.
Mới đây tại Bình Dương, một tiệm bán bánh mì đã làm patê và để quá lâu, khiến patê bị chua rồi sinh dòi, 11 người ăn vào đã phải nhập viện. Điều đáng nói ở đây là thái độ thờ ơ vô trách nhiệm của chủ tiệm khi bán patê đã “lúc nhúc” dòi cho người tiêu dùng.
Patê lúc nhúc dòi vẫn được bày bán (Ảnh: Internet)
Hết patê có dòi lại đến chả cá “trộn” dòi lúc nhúc những con nhỏ như sợi tóc, khiến hàng trăm công nhân lao động của Công ty TNHH Quốc tế All Wells Việt Nam hãi hùng, có người đã nôn ngay tại chỗ khi phát hiện xuất ăn của họ từ trước tới nay quá bẩn…
Tiềm ẩn trên thị trường là mối nguy hiểm đến từ thực phẩm, làm thế nào để lựa chọn được những thực phẩm sạch là điều người tiêu dùng băn khoăn. “Mắt thường khó có thể nhìn thấy được” bởi trên thị trường bày bán hàng loạt những hóa chất, phẩm màu, phụ gia…, chỉ cần vài nghìn đồng mua chất phụ gia là những sản phẩm ôi thiu thậm chí thối vữa ngâm vào lại trở nên tươi xanh hơn mức bình thường.
Người dùng tiếp tay thực phẩm bẩn
Ở những thành phố lớn, loại hình kinh doanh thức ăn đường phố đang phát triển khá mạnh mẽ, không loại trừ đây là nơi để tiêu thụ những nguồn thức ăn bẩn, chưa qua kiểm dịch, và là nơi trú ngụ cho những mầm mống bệnh dịch phát sinh.
Không quá khó để tìm một chợ cóc trên địa bàn Hà Nội, có thể dùng mắt thường để quan sát chúng ta sẽ không khỏi rùng mình bởi những sạp thực phẩm được bày bán tràn lan, nào thịt gà, thịt lợn, cá… chưa qua kiểm dịch. Lòng non, lòng già… tràn lan trên đất, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc.
Thực phẩm được bày bán tràn lan trên đường phố
Người tiêu dùng sẽ không khỏi rùng mình bởi có những chợ còn chuyên bán đồ ôi thiu, thực phẩm bẩn chưa qua “tái chế” với giá “siêu rẻ”. Những lái buôn tới chợ mua những thực phẩm này về “tái chế” lại rồi bán với giá cao gấp nhiều lần. Không biết vô tình hay cố ý mà những lái buôn đã vô hình trở thành những kẻ tiếp tay cho thực phẩm bẩn.
Bên cạnh đó, ý thức của một bộ phận người dân nhất là người dân ngoại thành về vấn đề VSATTP chưa cao, tâm lý “chuộng rẻ” không cần quan tâm tới nhãn hiệu hay địa chỉ của nhà sản xuất. Cũng chính thói quen đó đã giúp cho nguồn thực phẩm không rõ nguồn gốc có nơi để "bén rễ".
Phải chăng hệ lụy từ bão giá?
Giá cả không ngừng leo thang, thông tin lương công nhân viên chức vừa được tăng (1/5) thì giá cả các mặt hàng đồng loạt “rủ nhau” tăng giá không phanh, khổ nhất vẫn là người tiêu dùng phải chịu chung cơn bão giá của thị trường.
Phải chăng giá cả các mặt hàng tăng cao thì lợi nhuận của người làm kinh doanh sẽ giảm? Và phải chăng vì thế mà họ tìm cách làm tăng giá trị sản phẩm của mình theo mọi cách để có giá bán cao nhất, tận dụng mọi nguồn cung với giá “siêu rẻ” để kiếm chác?
Phải chăng hệ lỵ từ bão giá?
Bão giá kéo theo nhiều hệ lụy, người làm kinh doanh thì quên chú trọng tới vấn đề VSATTP, một mực chạy theo lợi nhuận. Bất chấp sử dụng hóa chất phụ gia để làm tươi sống những thực phẩm đã không thể sử dụng được.
Vứt bỏ lương tâm của người làm kinh doanh, họ sẵn sàng bán những mặt hàng kém chất lượng, sản phẩm hết date thậm chí bán cả chất phụ gia độc hại có thể dẫn tới tử vong cho người dùng.
Đã đến lúc các cơ quan chức năng cần vào cuộc, không chỉ thu giữ, tiêu hủy, xử phạt các cơ sở sản xuất không bảo đảm VSATTP mà còn vận động tinh thần đồng lòng đến từ phía người tiêu dùng và nhà sản xuất, để cùng nói không với chất phụ gia và thực phẩm bẩn.
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?