Điển tích “tái ông thất mã” kể chuyện trong cái rủi có cái may. Điển tích này đúng trong trường hợp ngôi nhà của bà Tánh bốc cháy ngùn ngụt vì sự cố chập điện.
Hiện trường vụ cháy |
Dư luận nhốn nháo tưởng chủ nhà gặp họa chắc không qua khỏi. Nhưng người nhà “hú hồn hú vía” đính chính: “Thật may” bà lão nhiều năm sống cô đơn trước đó vừa được đưa nhập viện vì lên cơn tai biến đột ngột.
Cả xóm cùng cứu hỏa
Ngôi nhà nhỏ của bà Nguyễn Thị Tánh (SN 1933, ngụ thôn Phước Thượng, xã Phước Đồng, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) vốn đã không có vật dụng gì đáng giá, giờ đây chỉ còn là một đống hoang tàn. Ngôi nhà ngổn ngang những đồ vật đã cháy thành tro bụi hoặc bị cháy sém không nguyên vẹn. Ngay đến bàn thờ tổ tiên cũng bị ngọn lửa thiêu rụi.
Người con trai Nguyễn Ngọc Đinh (SN 1964) kể: Ngôi nhà vài năm nay chỉ có mình bà lão sinh sống, nhưng mấy hôm trước đã đi nằm viện trị bệnh. Khoảng 6h30 ngày 25/2, đứa cháu trai nhà sát bên khi đi ngang qua nhà của bà Tánh chợt phát hiện ngôi nhà đóng cửa, nhưng phía trong có lửa cháy và bốc mùi khét. Người cháu vừa hô hoán người thân vừa kéo cửa chính bật mở toang, lửa từ trong nhà ùa ra ngoài. “Lúc này ngọn lửa rất lớn cháy lan từ đường dây điện phía góc bàn thờ đến các vật dụng trong nhà. Sức nóng khủng khiếp của ngọn lửa làm khói bốc nghi ngút, nhòe mắt mọi người nên không một ai dám lại gần. Chưa kịp định thần thì lửa đã cháy và bốc thẳng lên trần ngôi nhà”, người con thuật lại.
Mọi người vội vàng chạy đi lấy nước để dập lửa sau khi dập cầu dao điện. Ngặt một nỗi khu vực không có nước máy, cả xóm dùng chung duy nhất một chiếc giếng đào. Mọi người phải tận dụng đến giọt nước cuối cùng trong nhà, chạy đến giếng múc nước, rồi dùng xô chậu đưa đến hắt vào đám cháy. Nhưng ngọn lửa không được dập tắt lập tức vì khan hiếm nước. “Cứ hắt nước vào kìm hãm ngọn lửa cháy nhỏ được một lúc nó lại bùng lên dữ dội. Đám cháy ở chỗ này vừa được dập thì lửa ở chỗ khác lại quét đến khiến đoàn người chữa cháy càng phải hối hả. Mất hơn một tiếng đồng hồ sau, đám cháy mới được dập tắt hẳn”, người nhà kể.
Cùng thời điểm, cảnh sát địa phương cũng đến hiện trường, xác định nguyên nhân gây cháy do chập điện. Người nhà cho biết, vụ cháy gây thiệt hại lớn về tài sản: Gian chính của ngôi nhà bị thiêu rụi đổ sập xuống, vô tuyến, nồi niêu, “sổ đỏ”, một bản di chúc, một khoản tiền tiết kiệm bị cháy hơn một nửa, phần còn lại bị lửa “hun” cong xoắn lại.
Ông Đinh cho biết: Đường dây điện đã cũ gây rò rỉ, ngôi nhà lại ẩm ướt nên xảy ra hiện tượng chập điện. “Lúc bị chập điện, do không có người ở nhà nên vụ cháy không được ngăn chặn kịp thời. Khi chữa cháy thì khan nước phải chạy đi lấy từ giếng về, trong khi đó ngọn lửa cứ bốc lên ngùn ngụt. “Nước xa không cứu được lửa gần” nên hầu hết đồ đạc trong nhà đều bị thiêu rụi”, ông Đinh buồn bã nói.
Toàn bộ tài sản trong căn nhà cụ Tánh bị thiêu rụi hoàn toàn
Bà lão cả đời vất vả
Bà Tánh, chủ nhân của ngôi nhà vừa bốc hỏa đang sống từng ngày vật vã trong bệnh viện do bệnh tật dày vò. Khi kể lại vụ cháy, người nhà bà Tánh không ngừng thở dài lo lắng. Một người than: “Trời không thương người khó”, gia đình đang phải chắt chiu từng đồng chữa bệnh thì tai họa ập đến.
Theo lời gia đình, cuộc đời bà Tánh là chuỗi ngày buồn sống trong nghèo đói đeo bám và bệnh tật hành hạ. Người phụ nữ quê gốc ở Phan Thiết (Bình Thuận), từ trước giải phóng theo cha mẹ chuyển ra Nha Trang sinh sống. Bà thiệt thòi từ tấm bé, không được học hành đàng hoàng như chúng bạn, quanh năm suốt tháng theo cha mẹ làm lụng trên nương rẫy. Đến thời con gái, bà Tánh nên duyên với một người đàn ông trong vùng, cùng sống bằng nghề làm thuê làm mướn, công việc bấp bênh. Khó khăn như chất chồng khi hai vợ chồng đẻ tới 9 người con, cả trai lẫn gái.
Để nuôi đàn con, ông bà chỉ biết nai lưng làm lụng nhưng vẫn bữa đói bữa no. Cuộc sống quẩn quanh, cái nghèo cái đói cứ thế bám riết, những đứa con đến trường chỉ để biết mặt chữ rồi nghỉ ngang, sau đó cũng chỉ biết lấy vườn tược để phụ giúp cha mẹ. Vợ chồng con cái rau cháo qua ngày rồi khó khăn cũng dần qua, cuộc sống vất vả nhưng đầm ấm.
Theo thời gian, những đứa con đều đến tuổi trưởng thành lập gia đình và chuyển ra ở riêng. Đất đai sản xuất ít còn phải “chia năm xẻ bảy” nên cuộc sống các con bà Tánh chủ yếu phụ thuộc vào công việc làm thuê, làm mướn. “Mỗi gia đình lại nuôi thêm một bầy con trong lúc kinh tế eo hẹp nên cũng chẳng đỡ đần và phụ giúp được nhiều cho cha mẹ”, người con trai chia sẻ.
Sau ngày các con ra riêng, vợ chồng bà Tánh vẫn sống nhờ thu nhập vào mấy sào lúa của gia đình, nhưng luôn phải sống trong chuỗi ngày âu lo vì thiếu nước, hạn hán liên miên, mùa màng thường xuyên mất trắng. Hai năm trở lại đây, ruộng đồng khu vực này bỏ hoang cũng vì luôn trong tình trạng “báo động” về nước. Ông bà Tánh mất nguồn thu nhập để bấu víu nên quyết định đổi nghề để kiếm sống. “Cha tôi thường vào rừng hái lá going bán để kiếm sống khiến sức khỏe suy giảm trầm trọng năm chỉ làm bạn với giường bệnh tại Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh Khánh Hòa. Vài năm sau, tháng 5/2013, người chồng phát hiện ung thư ruột giai đoạn cuối, chữa trị tốn kém nhiều nhưng bệnh tình ngày càng nặng, nửa năm sau qua đời. Bà Tánh từ đó sống buồn bã trong ngôi nhà trống tênh.
“Cũng vì quá thương nhớ cha mà mẹ tôi không đêm nào ngủ được. Bà suốt ngày ôm di ảnh và không tin cha tôi đã mất. Một thời gian ngắn sau ngày cha tôi qua đời, mẹ tôi trở nên lẩn thẩn giống người mất trí nhớ”, người nhà cho hay. Cũng theo lời kể, bà Tánh lúc tỉnh lúc mê, không phân biệt được mọi thứ xung quanh, nhiều đêm còn ôm quần áo bỏ nhà đi vào tận trong rừng núi khiến người nhà cuống quýt đi tìm. Không ít lần bà lão nằm ngủ qua đêm trong những bụi gai mắt mèo.
Bốn ngày trước khi xảy ra vụ cháy, bà lão bỗng dưng lên cơn tai biến đột ngột trong đêm và tê liệt nửa người phải nằm viện chữa trị. “Giờ đây mẹ tôi lúc mê lúc tỉnh, dường như không còn nhớ được gì nữa, cũng không biết ngôi nhà đã bị cháy rụi. Số tiền ít ỏi người thân gom góp để bà sống và chữa bệnh cũng bị ngọn lửa đốt hơn một nửa. Kỷ vật cuối cùng cha tôi để lại là bản di chúc căn dặn con cháu giờ cũng thành tro bụi. Giờ đây gia đình tôi chỉ biết tự động viên, trấn an lẫn nhau “trong cái rủi còn có cái may”. May hôm đó mẹ tôi không ở nhà, nếu không khó thoát khỏi đám cháy lớn như vậy. Thất thoát một chút làm ăn sẽ sắm lại được, mẹ tôi có mệnh hệ gì thì gia đình chúng tôi ân hận lắm”, ông Đinh tâm sự.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?